Có được miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa để phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai không?
Đối tượng nào phải chịu thuế xuất nhập khẩu hiện nay?
Theo Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì đối tượng phải chịu thuế xuất nhập khẩu là hàng hóa thuộc những đối tượng sau đây:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Tuy nhiên, đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu nêu trên không áp dụng đối với các trường hợp:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Có được miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa để phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai không? (Hình từ Internet)
Có được miễn thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa để phục vụ khắc phục hậu quả thiên tai không?
Căn cứ tại khoản 23 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu như sau:
Miễn thuế
…
19. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường;
b) Sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải.
20. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.
21. Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.
22. Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.
23. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.
24. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) cũng quy định như sau:
Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 23 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, bao gồm:
…
b) Hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh được miễn thuế nhập khẩu;
…
Theo đó, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và hàng hóa trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh thuộc trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu.
Cá nhân, tổ chức nào có nghĩa vụ phải nộp thuế xuất nhập khẩu?
Cũng theo Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế xuất nhập khẩu là những tổ chức, cá nhân sau đây:
(1) Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
(2) Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
(3) Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
(4) Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
- Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
(5) Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
(6) Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật.
(7) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động kinh doanh xổ số điện toán có phải nộp hồ sơ khai thuế quý không?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cần những điều kiện gì?
- Người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng không?
- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài có được hưởng thuế suất thuế GTGT là 0% không?
- Có phải đóng thuế TNCN thu nhập từ chứng khoán trên sàn nước ngoài không?
- Đại lý thuế có phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không?
- Tiểu mục thuế môn bài hộ kinh doanh năm 2025?
- Hành vi nào của công chức thuế bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
- Những người không được làm kế toán bao gồm những ai?
- Những tài liệu kế toán nào phải lưu trữ tối thiểu 5 năm?