Điều kiện để hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động?

Điều kiện để hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động? Cơ quan thuế có phải áp dụng biện pháp quản lý rủi ro trong việc hoàn thuế thu nhập cá nhân không?

Điều kiện để hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động?

Căn cứ theo Điều 5 Quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động ban hành kèm theo Quyết định 108/QĐ-TCT năm 2025 quy định về việc giải quyết hoàn thuế TNCN tự động như sau:

Giải quyết hoàn thuế TNCN tự động
1. Phân hệ hoàn thuế TNCN tự động kiểm tra và xác định hồ sơ đủ điều kiện được xử lý tự động. Theo đó, hồ sơ đủ điều kiện được xử lý tự động là hồ sơ đáp ứng các điều kiện như sau:
(i) Tại thời điểm giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN của NNT, tổ chức trả thu nhập đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thay tiền thuế TNCN đã khấu trừ hoặc tổng tiền thuế TNCN NNT là cá nhân đã nộp đủ vào NSNN tại kỳ quyết toán NNT có đề nghị hoàn thuế;
(ii) Hồ sơ hoàn thuế TNCN có chỉ tiêu “Tổng thu nhập chịu thuế” khớp đúng với số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo CSDL quản lý thuế của ngành Thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ và có chỉ tiêu “Tổng số thuế đề nghị hoàn trả” nhỏ hơn hoặc bằng số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo CSDL quản lý thuế của ngành Thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ;
(iii) Thông tin tài khoản nhận tiền hoàn trả của NNT được xác minh và liên kết với CSDL quản lý thuế của ngành Thuế.
...

Theo đó, để hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây:

[1] Đã nộp thuế.

[2] Có chỉ tiêu “tổng thu nhập chịu thuế”.

[3] Thông tin đối tượng thụ hưởng được ngành thuế xác nhận.

Hay có thể hiểu rõ hơn về việc hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động như sau:

[1] Tại thời điểm giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN của người nộp thuế, tổ chức trả thu nhập đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thay tiền thuế TNCN đã khấu trừ hoặc người nộp thuế đã nộp đủ tiền thuế TNCN tại kỳ quyết toán có đề nghị hoàn thuế vào ngân sách nhà nước.

[2] Hồ sơ hoàn thuế TNCN có chỉ tiêu “tổng thu nhập chịu thuế” khớp đúng với số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành Thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ và có chỉ tiêu “tổng số thuế đề nghị hoàn trả” nhỏ hơn hoặc bằng số liệu tổng hợp trong kỳ quyết toán thuế theo cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế tại thời điểm giải quyết hồ sơ.

[3] Thông tin tài khoản nhận tiền hoàn trả của người nộp thuế được xác minh và liên kết với cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành thuế.

Trường hợp hồ sơ hoàn thuế TNCN của người nộp thuế đáp ứng đủ 3 điều kiện này thì phân hệ hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động tạo đề xuất hoàn thuế, lập Quyết định hoàn thuế (hoặc Quyết định hoàn kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước) và lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (hoặc lệnh hoàn trả kiêm bù trừ khoản thu ngân sách nhà nước) để chuyển thủ trưởng cơ quan thuế ký điện tử.

Trường hợp hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân của người nộp thuế không đáp ứng đủ 3 điều kiện trên thì hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế tự động phân công và gửi thư điện tử đến lãnh đạo bộ phận, cán bộ thuế được phân công giải quyết hỗ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân biết và tiếp tục giải quyết hồ sơ.

Điều kiện để hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động?

Điều kiện để hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động? (Hình từ Internet)

Cơ quan thuế có phải áp dụng biện pháp quản lý rủi ro trong việc hoàn thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về việc quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:

Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
1. Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản l‎ý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
2. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
3. Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
...

Theo đó, cơ quan thuế phải áp dụng quản lý rủi ro trong một số trường hợp như:

- Đăng ký thuế.

- Khai thuế.

- Nộp thuế.

- Nợ thuế.

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

- Hoàn thuế.

- Kiểm tra thuế.

- Thanh tra thuế.

- Quản l‎ý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

Như vậy, có thể thấy việc hoàn thuế thu nhập cá nhân cũng là một trong những trường hợp mà cơ quan thuế phải áp dụng biện pháp quản lý rủi ro trong việc quản lý thuế.

Hoàn thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
CV 126/DNL-THNV 2025 Cơ quan thuế hướng dẫn hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động?
Pháp luật
Quy trình hoàn thuế TNCN tự động khác gì về thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế?
Pháp luật
Điều kiện để hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động?
Pháp luật
03 bước để thực hiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động từ 2025?
Pháp luật
Chính thức áp dụng quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động từ ngày 24/01/2025?
Pháp luật
Thời gian được hoàn thuế TNCN theo Quy trình hoàn thuế TNCN mới nhất 2025?
Pháp luật
Điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân 2025? Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công gồm những giấy tờ gì?
Nguyễn Trần Cao Kỵ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch