Theo đó, việc cấp giấy phép cho các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi được thực hiện theo quy trình sau:
(i) Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp giấy phép nộp hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua bưu điện đến Cục Thủy lợi.
Công chức tiếp nhận hồ sơ tại Cục Thủy lợi sẽ tiến hành quét và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật hồ sơ vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
(ii) Bước 2: Sau đó, lãnh đạo Cục Thủy lợi sẽ giao cho phòng có chuyên môn để xử lý hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép.
(iii) Bước 3: Sau khi được lãnh đạo Cục Thủy lợi giao hồ sơ thì lãnh đạo của phòng chuyên môn bắt đầu phân công chuyên viên xem xét, thẩm định hồ sơ yêu cầu cấp giấy phép.
(iv) Bước 4: Chuyên viên phòng chuyên môn tiến hành thẩm định và dự thảo văn bản, trình lãnh đạo phòng xem xét.
- Chuyên viên phòng chuyên môn tiến hành thẩm định các tài liệu theo quy định hiện hành:
+ Trường hợp cần lấy ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị, cá nhân liên quan về những nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp phép, phòng chuyên môn soạn thảo văn bản trình lãnh đạo Cục ký và gửi văn bản lấy ý kiến hoặc tổ chức cuộc họp (nếu cần) và tổng hợp ý kiến.
+ Trong quá trình thẩm định hồ sơ, nếu cần thiết phải đi kiểm tra thực địa, Phòng chuyên môn phối hợp với các đơn vị liên quan trong Cục và liên hệ với tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép, các cơ quan liên quan đi kiểm tra thực địa.
- Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ dự thảo văn bản, trình lãnh đạo phòng xem xét:
+ Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, báo cáo kết quả thẩm định và dự thảo Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
+ Trường hợp không đủ điều kiện cấp phép, dự thảo văn bản trả lại hồ sơ có nêu rõ lý do không cấp phép.
(v) Bước 5: Lãnh đạo phòng chuyên môn sau khi nhận được dự thảo văn bản thì trình lãnh đạo Cục Thủy lợi ký giấy phép hoặc văn bản trả lại hồ sơ theo quy định.
(vi) Bước 6: Lãnh đạo Cục Thủy lợi xem xét và ký giấy phép nếu đủ điều kiện hoặc ký văn bản trả lại hồ sơ nếu không đủ điều kiện.
(vii) Bước 7: Văn thư Cục Thủy lợi tiến hành vào sổ, đóng dấu phát hành văn bản và lưu bản chính tại bộ phận văn thư cơ quan.
Bên cạnh đó, công chức Bộ phận một cửa tiến hành trả kết quả giải quyết hồ sơ, sau đó cập nhật kết quả vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ NN&PTNN.
(viii) Bước 8: Chuyên viên được giao xử lý hồ sơ sẽ lưu trữ hồ sơ, cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
Tổng thời gian để thực hiện quy trình cấp giấy phép cho các hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi là 25 ngày làm việc kể từ khi Cục Thủy lợi nhận được hồ sơ hợp lệ, chính xác.
Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 1443/QĐ-BNN-TL năm 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.