Theo đó, quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tổ chức tín dụng như sau:
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng thời kỳ.
(Trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định với trường hợp dưới đây).
- Đối với TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn được hỗ trợ qua công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam áp dụng theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, sẽ có 03 trường hợp TCTD không cần dự trữ bắt buộc sau đây:
- TCTD được kiểm soát đặc biệt: thời gian không thực hiện dự trữ là từ tháng tiếp theo tháng TCTD đó bị Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, đến hết tháng được chấm dứt kiểm soát đặc biệt;
- TCTD chưa khai trương hoạt động không thực hiện dự trữ bắt buộc cho đến hết tháng TCTD khai trương hoạt động;
- TCTD được chấp thuận giải thể hoặc có quyết định mở thủ tục phá sản hoặc có quyết định thu hồi Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền:
Thời gian không thực hiện dự trữ là từ tháng tiếp theo tháng TCTD được chấp thuận giải thể hoặc quyết định mở thủ tục phá sản, thu hồi Giấy phép có hiệu lực.
Thông tư 30/2019/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2020.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY