Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có thể tự lựa chọn áp dụng các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi trong trường hợp thu hồi tự nguyện.
Với thu hồi tự nguyện thì trong thời gian tối đa 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được phản ánh về sản phẩm không bảo đảm an toàn nếu xác định sản phẩm thuộc trường hợp phải thu hồi, chủ sản phẩm có trách nhiệm:
- Thông báo bằng điện thoại, email hoặc các hình thức thông báo phù hợp khác, sau đó thông báo bằng văn bản tới toàn hệ thống sản xuất, kinh doanh để dừng việc sản xuất, kinh doanh và thực hiện thu hồi sản phẩm;
- Thông báo bằng văn bản tới các cơ quan thông tin đại chúng cấp tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Thông báo bằng văn bản tới cơ quan có thẩm quyền về an toàn thực phẩm về việc thu hồi sản phẩm.
Lưu ý: khi thông báo bằng văn bản phải nêu rõ tên, địa chỉ của chủ sản phẩm và nhà sản xuất, tên sản phẩm, quy cách bao gói, số lô sản xuất, ngày sản xuất và hạn dùng, số lượng, lý do thu hồi sản phẩm,...
Thông tư 23/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY