Theo đó, nội dung và mức hỗ trợ như sau:
- Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, mức tối đa theo Điều 4 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg (ngày 28/09/2015);
- Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
- Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;
- Tiền ăn trong thời gian đào tạo: 40.000 đồng/người/ngày;
- Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú hợp pháp đến địa điểm đào tạo:
+ Cư trú cách nơi đào tạo 15km trở lên: 200.000 đồng/người/khóa học;
+ Cư trú tại vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn cách nơi đào tạo từ 10 km trở lên: 300.000 đồng/người/khóa học;
- Người lao động tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP (ngày 27/12/2008) được hỗ trợ thêm:
+ Tiền ở; và
+ Tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC .
Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC có hiệu lực từ ngày 01/8/2016.