Danh sách các trường đại học Hà Nội

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
05/01/2024 17:16 PM

Xin cho tôi hỏi danh sách các trường đại học Hà Nội hiện nay gồm những trường nào? - Hà Linh (Bắc Giang)

Danh sách các trường đại học Hà Nội

Danh sách các trường đại học Hà Nội (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Danh sách các trường đại học Hà Nội

Danh sách các trường đại học Hà Nội bao gồm:

Mã trường

Tên trường

QH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

QHL

- Trường Đại học Luật - ĐHQG Hà Nội

QHQ

- Trường Quốc tế - ĐHQG Hà Nội

QHI

- Trường Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội

QHS

- Trường ĐH Giáo dục - ĐHQG Hà Nội

QHT

- Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG Hà Nội

QHX

- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội

QHE

- Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội

QHF

- Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội

QHJ

- Trường Đại học Việt Nhật - ĐHQG Hà Nội

QHY

- Trường Đại học Y Dược - ĐHQG Hà Nội

BKA

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NVH

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

TGC

Học viện Báo chí Tuyên truyền

HCP

Học viện Chính sách và Phát triển

BVH

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

HVD

Học viện Dân tộc

HCH

Học viện Hành chính Quốc gia

KMA

Học viện Kỹ thuật Mật mã

HVM

Học viện Múa Việt Nam

NHH

Học viện Ngân hàng

HQT

Học viện Ngoại giao

HVN

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

HPN

Học viện Phụ nữ Việt Nam

HVQ

Học viện Quản lý Giáo dục

HTC

Học viện Tài chính

HTN

Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam

HTA

Học viện Tòa án

HYD

Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

CMC

Trường Đại học CMC (*)

LDA

Trường Đại học Công đoàn

GTA

Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

DCQ

Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (*)

CCM

Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội

DCN

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

VHD

Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung

DKH

Trường Đại học Dược Hà Nội

DDN

Trường Đại học Đại Nam (*)

DDL

Trường Đại học Điện lực

DDD

Trường Đại học Đông Đô (*)

FPT

Trường Đại học FPT (*)

GHA

Trường Đại học Giao thông vận tải

NHF

Trường Đại học Hà Nội

HBU

Trường Đại học Hòa Bình (*)

KCN

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội

DQK

Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (*)

DKK

Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

KHA

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

DKS

Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội

KTA

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

DLX

Trường Đại học Lao động Xã hội

LNH

Trường Đại học Lâm nghiệp

LPH

Trường Đại học Luật Hà Nội

MDA

Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội

MHN

Trường Đại học Mở Hà Nội

MTC

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

MTH

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

NTH

Trường Đại học Ngoại thương

NTU

Trường Đại học Nguyễn Trãi (*)

DNV

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

PKA

Trường Đại học Phenikaa (*)

DPD

Trường Đại học Phương Đông (*)

SKD

Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh

SPH

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

GNT

Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Hà Nội

TDH

Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà nội

FBU

Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội (*)

DMT

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

DTL

Trường Đại học Thăng Long (*)

TDD

Trường Đại học Thành Đô (*)

HNM

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

TLA

Trường Đại học Thủy lợi

TMA

Trường Đại học Thương mại

VHH

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

XDA

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

YHB

Trường Đại học Y Hà Nội

YTC

Trường Đại học Y tế Công cộng

 Lưu ý: (*) là các trường đại học dân lập

2. Phương thức tổ chức đào tạo trình độ đại học

(1) Đào tạo theo niên chế:

- Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;

- Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;

- Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.

(2) Đào tạo theo tín chỉ:

- Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;

- Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;

- Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.

Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:

- Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;

- Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;

- Áp dụng đào tạo theo tín chỉ cho một số khóa hoặc cho một hình thức đào tạo; áp dụng đào tạo theo niên chế cho một số khóa khác hoặc hình thức đào tạo còn lại.

(Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,013

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn