Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thuỷ nội địa

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
23/01/2023 11:00 AM

Tôi muốn biết cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào? - Trí Công (Bạc Liêu)

Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thuỷ nội địa

Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thuỷ nội địa

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cảng vụ đường thuỷ nội địa là cơ quan nào?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT, Cảng vụ đường thuỷ nội địa là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thủy nội địa (sau đây viết tắt là cảng, bến), khu neo đậu nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và bảo vệ môi trường.

Cảng vụ đường thuỷ nội địa có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

2. Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thuỷ nội địa

Cụ thể tại Điều 7 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT quy định về cơ cấu tổ chức của Cảng vụ đường thủy nội địa như sau:

- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:

+ Phòng Tổ chức - Hành chính;

+ Phòng Tài chính;

+ Phòng Pháp chế - Thanh tra;

+ Phòng Quản lý cảng, bến.

Trường hợp số lượng phòng chuyên môn nghiệp vụ ít hơn số lượng quy định tại Khoản này, Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam quyết định việc tổ chức lại các phòng cho phù hợp (đối với các Cảng vụ đường thủy nội địa trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam) sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải hoặc Sở trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền (đối với Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Sở).

- Đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa

Đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến, khu neo đậu theo quy định, được sử dụng con dấu riêng.

Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam, Giám đốc Sở quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý theo đề nghị của Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa.

- Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ; quy định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa theo quy định.

3. Nguyên tắc hoạt động của Cảng vụ đường thuỷ nội địa

Hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa được thực hiện dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

- Tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa phải tuân thủ quy định Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (sửa đổi 2014), Thông tư 18/2021/TT-BGTVT, quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Cảng vụ đường thuỷ nội địa trực thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.

- Cảng vụ đường thuỷ nội địa trực thuộc Sở chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Sở; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra và quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.

4. Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thuỷ nội địa

Theo Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT, phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thủy nội bộ được xác định như sau:

- Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thuỷ nội địa trực thuộc Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam bao gồm các cảng, bến (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động, cụ thể như sau:

+ Cảng, bến, khu neo đậu trên đường thuỷ nội địa quốc gia;

+ Cảng, bến, khu neo đậu trên đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia;

+ Cảng, bến, khu neo đậu có vùng đất, vùng nước vừa trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa địa phương;

+ Cảng, bến, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa quốc gia;

+ Cảng, bến, khu neo đậu khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

- Phạm vi quản lý của Cảng vụ đường thuỷ nội địa trực thuộc cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Sở) thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bao gồm các cảng, bến (trừ bến khách ngang sông), khu neo đậu đã được công bố, cấp phép hoạt động, cụ thể như sau:

+ Cảng, bến, khu neo đậu trên đường thuỷ nội địa địa phương;

+ Cảng, bến, khu neo đậu trên đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương;

+ Cảng, bến, khu neo đậu trong vùng nước cảng biển nối với đường thủy nội địa địa phương;

+ Cảng, bến, khu neo đậu khác do Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,474

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn