Di tích lịch sử là gì? Tiêu chí của di tích lịch sử

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
01/09/2022 09:01 AM

Cho tôi hỏi di tích lịch sử là gì? Có phải công trình tồn tại lâu năm thì được xem là di tích lịch sử hay không? - An Nhiên (Đồng Nai)

Di tích lịch sử là gì? Tiêu chí của di tích lịch sử

Di tích lịch sử là gì? Tiêu chí của di tích lịch sử

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Di tích lịch sử là gì?

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009),  di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

Trong đó, di tích lịch sử được các xếp hạng như sau:

- Di tích lịch sử cấp tỉnh

- Di tích lịch sử cấp quốc gia

- Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

(Theo Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009))

2. Các tiêu chí của di tích lịch sử 

Để được xem là một di tích lịch sử, thì đối tượng đó phải có một trong các tiêu chí được quy định tại Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), cụ thể như sau:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.

3. Cách xếp hạng di tích lịch sử

Dựa vào tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử, các di tích văn hoá lịch sử - văn hoá được xếp theo từng cấp tương ứng. Cụ thể được quy định tại Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:

3.1. Di tích lịch sử cấp tỉnh

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.

3.2. Di tích lịch sử cấp quốc gia

Các công trình được xem là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.

3.3. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

Cụ thể tại khoản 3 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;

- Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

>>> Xem thêm: Địa điểm khảo cổ có được xem là di tích lịch sử văn hóa hay không? Di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia khi đáp ứng điều kiện gì?

Những nơi gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước thì đều được xem là di tích lịch sử - văn hóa phải không?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 58,262

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]