Danh mục 09 loại hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
05/04/2024 16:29 PM

Xin cho tôi biết danh mục 09 loại hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 như thế nào? - Hoàng Phúc (Tây Ninh)

Danh mục 09 loại hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024

Danh mục 09 loại hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024 (Hình từ internet)

Ngày 31/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.

Hàng hóa nguy hiểm là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Danh mục 09 loại hàng hóa nguy hiểm từ ngày 15/5/2024

Căn cứ Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

(1) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;

- Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

- Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

- Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

- Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

- Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

- Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

(2) Loại 2. Khí;

- Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.

- Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.

- Nhóm 2.3: Khí độc hại.

(3) Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;

(4) Loại 4;

- Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

- Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

- Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

(5) Loại 5;

- Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.

- Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

(6) Loại 6;

- Nhóm 6.1: Chất độc.

- Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

(7) Loại 7: Chất phóng xạ;

(8) Loại 8: Chất ăn mòn;

(9) Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Lưu ý: Các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Danh mục hàng hóa nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm quy định tại Phụ lục I Nghị định 34/2024/NĐ-CP:

Danh mục hàng hóa nguy hiểm​

Quy định về bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm

Cụ thể tại Điều 6 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm như sau:

- Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.

- Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

+ Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;

+ Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;

+ Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;

+ Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;

+ Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;

+ Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;

+ Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất;

+ Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.

Xem thêm Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2024 và thay thế Nghị định 42/2020/NĐ-CP.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 519

Bài viết về

lĩnh vực Thương mại

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn