Từ 01/7/2024, ngân hàng được phép ngừng giao dịch trong trường hợp nào?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
01/04/2024 14:00 PM

Tôi muốn biết ngân hàng được phép ngừng giao dịch trong trường hợp nào kể từ ngày 01/7/2024? – Tấn Lộc (Kiên Giang)

Từ 01/7/2024, ngân hàng được phép ngừng giao dịch trong trường hợp nào?

Từ 01/7/2024, ngân hàng được phép ngừng giao dịch trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Từ 01/7/2024, ngân hàng được phép ngừng giao dịch trong trường hợp nào?

Theo quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng thì tổ chức tín dụng (gọi chung là ngân hàng) phải phải công bố công khai thời gian giao dịch chính thức.

Nếu trong trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010, ngân hàng sẽ không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố.

Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ 05 ngày làm việc trở lên.

(Khoản 5 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi 2017)

Như vậy, từ ngày 01/7/2024, ngân hàng được phép ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức đã công bố công khai trước đó.

Tuy nhiên khi ngừng giao dịch, ngân hàng phải tiến hành yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của ngân hành trong khoảng thời gian theo quy định để đ khách hàng biết thông tin này.

(Khoản 5 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)

**Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân khác góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

- Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nhằm mục tiêu lợi nhuận.

- Ngân hàng chính sách là ngân hàng do Thủ tướng Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước

(Khoản 21, 22, 23 Điều 4 và Khoản 1 Điều 16 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)

Hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Các tổ chức tín dụng 2023

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác ngoài hoạt động ghi trong Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.

- Tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nguy cơ gây tổn hại hoặc gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

(Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 8,947

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]