Xác định chức năng, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
29/11/2024 18:23 PM

Xác định chức năng, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước được quy định như thế nào?

Ngày 26/11/2024, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 23/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật lập hành lang bảo vệ nguồn nước.

Xác định chức năng, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước

Xác định chức năng, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước (Hình từ internet)

Xác định chức năng hành lang bảo vệ nguồn nước

Trên cơ sở kết quả điều tra, thu thập tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Thông tư 23/2024/TT-BTNMT, thực hiện xác định chức năng hành lang bảo vệ nguồn nước như sau:

- Đối với chức năng bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước: xác định các đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở; các đoạn sông, suối, kênh, rạch liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp; các đoạn sông, suối, kênh, rạch gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư sống ven sông; các đoạn sông, suối, kênh, rạch là nguồn cung cấp nước của công trình cấp nước sinh hoạt, sản xuất; các ao, hồ, đầm phá trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp nhưng bị sạt lở, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, điều hòa tạo cảnh quan và bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch; các hồ chứa thủy lợi, thủy điện bị sạt lở, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, điều hòa tạo cảnh quan và bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch;

- Đối với chức năng phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước: xác định khu dân cư sinh sống tập trung ven sông; các đoạn sông, suối, kênh, rạch là nguồn cung cấp nước của công trình cấp nước sinh hoạt, sản xuất; các đoạn sông, suối, kênh, rạch liên huyện, liên tỉnh là trục tiêu, thoát nước cho các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp; các ao, hồ, đầm phá, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất; bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch;

- Đối với chức năng bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước: xác định các đoạn sông, suối, kênh, rạch có liên quan đến sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; xác định các ao, hồ, đầm phá, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có liên quan đến sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước;

- Đối với chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước: xác định các đoạn sông, suối, kênh, rạch có các hoạt động bảo tồn tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa: đoạn sông tổ chức các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng; các đoạn sông, suối, kênh, rạch có nguồn đa dạng sinh học, gắn liền với môi trường sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài động, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; các đoạn sông, suối, kênh, rạch có các hoạt động phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước; các ao, hồ, đầm, phá, các hồ chứa thủy lợi, thủy điện gắn với bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước.

 (khoản 1 Điều 7 Thông tư 23/2024/TT-BTNMT)

Xác định phạm vi hành lang bảo vệ của từng nguồn nước

- Xác định phạm vi hành lang bảo vệ của từng nguồn nước.

Trên cơ sở kết quả điều tra, thu thập, xác định chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư 23/2024/TT-BTNMT và quy định tại Điều 22, Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Nghị định 53/2024/NĐ-CP để xác định cụ thể phạm vi, tọa độ vị trí các điểm giới hạn hành lang bảo vệ của từng nguồn nước.

- Quy định khoảng cách giữa các mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa thủy điện và các hồ, ao, đầm, phá.

Việc xác định khoảng cách mốc để thể hiện mốc chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước trên bản đồ địa chính đối với các khu vực đã có bản đồ địa chính hoặc đưa vào phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính.

Căn cứ địa hình, dân cư sinh sống tại khu vực dự kiến cắm mốc và yêu cầu quản lý, khoảng cách giữa hai mốc liền nhau không nhỏ hơn 200 m. Tại những điểm chuyển hướng, giao cắt của đường chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước với địa vật thì phải bổ sung mốc bên cạnh công trình đó.

- Chuẩn bị thông tin, dữ liệu, lập sơ đồ các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ:

+ Chuẩn bị thông tin, dữ liệu phục vụ lập sơ đồ các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm: tên nguồn nước; chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; vị trí các điểm giới hạn phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; vị trí các đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi, hồ, ao, đầm, phá, công trình khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt; vị trí tiêu thoát nước; các điểm bị sạt lở; khu vực bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch; khu vực đã có bản đồ địa chính.

+ Lập sơ đồ các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ.

 (khoản 2, 3, 4, 5 Điều 7 Thông tư 23/2024/TT-BTNMT)

Thông tư 23/2024/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2025.

Dư Thị Quỳnh Như

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 386

Bài viết về

lĩnh vực Thủy lợi

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]