Yêu cầu kiểm soát các phim ảnh có nội dung bạo lực trong học sinh, sinh viên để tránh ảnh hưởng tiêu cực

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
27/01/2024 07:58 AM

Cho tôi hỏi có cần kiểm soát các phim ảnh có nội dung bạo lực trong học sinh, sinh viên không? - Văn Quân (TPHCM)

Yêu cầu kiểm soát các phim ảnh có nội dung bạo lực trong học sinh, sinh viên để tránh ảnh hưởng tiêu cực

Yêu cầu kiểm soát các phim ảnh có nội dung bạo lực trong học sinh, sinh viên để tránh ảnh hưởng tiêu cực (Hình từ Internet)

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.

Yêu cầu kiểm soát các phim ảnh có nội dung bạo lực trong học sinh, sinh viên để tránh ảnh hưởng tiêu cực

Nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại nêu trên, để tăng cường hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Quyết định 228/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030”.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đề cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, các tổ chức văn hóa phối hợp với nhà trường; tăng cường vai trò của các thiết chế văn hoá trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng tài liệu hướng dẫn, kênh truyền thông, các khóa tập huấn nâng cao năng lực giáo dục cho các bậc cha mẹ, trẻ em, thanh niên, học sinh, sinh viên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Kiểm soát, sàng lọc các phim ảnh có nội dung bạo lực trong học sinh, sinh viên để tránh ảnh hưởng tiêu cực.

Tiêu chí phân loại phim

Tiêu chí phân loại phim theo Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL như sau:

- Tiêu chí phân loại phim bao gồm:

+ Tiêu chí về chủ đề, nội dung;

+ Tiêu chí về bạo lực;

+ Tiêu chí về khỏa thân, tình dục;

+ Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện;

+ Tiêu chí về kinh dị;

+ Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục;

+ Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.

- Việc đánh giá phân loại phim theo quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL dựa trên các nguyên tắc chung sau đây:

+ Bảo vệ trẻ em và các đối tượng khác dễ bị tổn thương đối với các nội dung không phù hợp hoặc có thể có tác động tiêu cực;

+ Căn cứ cách thể hiện, các tình huống và bối cảnh cụ thể, tính tương tác, tần suất, thời lượng, mức độ chi tiết của hình ảnh, âm thanh, ánh sáng, lời thoại và mức độ tác động của bộ phim đối với người xem, trong đó tầm quan trọng của bối cảnh và mức độ tác động đến người xem là những yếu tố ưu tiên trong việc phân loại phim;

+ Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức thấp hơn khi có các tình tiết:

++ Khi được miêu tả bằng lời nói thay vì hình ảnh;

++ Hình ảnh có mức độ tác động thấp.

+ Tùy vào nội dung, phim được cân nhắc phân loại ở mức cao hơn khi có các tình tiết:

++ Chứa nhiều chi tiết hơn, bao gồm cả việc quay cận cảnh và quay chậm;

++ Sử dụng các kỹ thuật tạo điểm nhấn như kỹ thuật ánh sáng, phối cảnh và độ phân giải;

++ Sử dụng các hiệu ứng đặc biệt như ánh sáng và âm thanh, độ phân giải, màu sắc, kích thước của hình ảnh, đặc điểm và tông màu;

++ Được tả thực, thay vì cách điệu;

++ Khuyến khích tương tác;

++ Mức độ tác động cộng hưởng của nhiều tiêu chí phân loại.

+ Trường hợp phim ở giữa các mức phân loại, thì phim có cách xử lý tình huống và kết quả thể hiện thông điệp giáo dục, nhân văn, ca ngợi các giá trị đạo đức, xã hội, tác động tích cực tới người xem sẽ được xem xét phân loại ở mức thấp hơn.

- Tiêu chí về chủ đề, nội dung của phim được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống như sau:

+ Mức độ tác động đến việc hình thành cảm xúc, tư tưởng, thẩm mỹ, khả năng hiểu biết và việc chấp nhận về chủ đề, nội dung đối với từng nhóm người xem theo độ tuổi;

+ Không gây nhận thức sai lệch về các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục, quan hệ gia đình, xã hội; dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; quyền trẻ em, phân biệt đối xử và các chủ đề nhạy cảm, ngụ ý, ẩn dụ.

- Tiêu chí về bạo lực được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:

+ Tính thực tế của các tình huống, sự hiện diện của trẻ em, phụ nữ trong các cảnh bạo lực, các cảnh ngược đãi động vật;

+ Các cảnh khuyến khích bạo lực, các nhân vật tự thỏa mãn trong đau đớn, tôn vinh, phô trương bạo lực;

+ Bạo lực vô cớ, những nội dung khiến người xem cho rằng nạn nhân thích thú với bạo lực hoặc khuyến khích người xem bắt chước;

+ Hành vi bạo lực thể hiện trong phim được miêu tả hài hước, cường điệu hoặc giả tưởng; mục đích miêu tả nhằm lên án hành vi bạo lực, kết quả thể hiện sự tích cực, phê phán, loại trừ cái ác, cái xấu;

+ Miêu tả chi tiết hành vi phạm tội và bạo lực có sử dụng các loại hung khí; những hình ảnh gây đau đớn, chảy máu, nhẫn tâm đối với nạn nhân.

- Tiêu chí về khỏa thân, tình dục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:

+ Chủ đề, nội dung, hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục không nhằm mục đích khiêu dâm hay tấn công tình dục trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này; có mục đích hoặc thông điệp giáo dục, phù hợp với nội dung phim;

+ Các hành vi có mục đích hoặc tạo cảm hứng kích thích hoạt động tình dục;

+ Các hành động bạo lực tình dục bao gồm hiếp dâm và bạo lực tình dục ép buộc, có sự tham gia của nhóm nhân vật; nhấn mạnh các yếu tố nỗi đau, sự sợ hãi của nạn nhân, tập trung vào các hình ảnh nạn nhân bị chế ngự, bất lực, sự thích thú của kẻ tấn công;

+ Cách thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục như dàn dựng trực tiếp, trực diện hoặc gián tiếp bằng âm thanh, ngôn ngữ, cử chỉ, hiệu ứng hình ảnh;

+ Miêu tả các hoạt động tình dục từ hành động ôm hôn, nhưng không miêu tả chi tiết;

+ Tần suất thể hiện hình ảnh khỏa thân, hoạt động tình dục;

+ Độ tuổi của nhân vật trong các cảnh tình dục;

+ Mức độ tác động của hoạt động tình dục đến người xem.

- Tiêu chí về ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích không nhằm hướng dẫn sản xuất, sử dụng trái phép, quảng cáo, tiếp thị, mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc mục đích vi phạm pháp luật khác trừ trường hợp lên án, phê phán hành vi này và phù hợp với nội dung phim.

- Tiêu chí về kinh dị được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:

+ Các yếu tố gây căng thẳng, kích thích hoặc tạo cảm giác đe dọa, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người xem;

+ Mức độ tác động của hiệu ứng âm thanh, hình ảnh kinh dị một cách chân thực, kích thích và liên tục;

+ Sắc thái và không khí chung của toàn bộ phim, thời lượng và tần suất của các cảnh kinh dị.

- Tiêu chí về ngôn ngữ thô tục được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mục đích, tính chất, cách xử lý tình huống được miêu tả, cụ thể:

+ Cử chỉ thô lỗ, hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục, lăng mạ, tục tĩu, nói bậy, bao gồm cả tiếng lóng;

+ Mức độ thô tục của ngôn ngữ, bối cảnh được sử dụng, tính nhạy cảm của cộng đồng, văn hóa và xã hội liên quan đến việc sử dụng hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục;

+ Lời thoại có khả năng kích động mối quan tâm đến hoạt động lạm dụng tình dục;

+ Ngôn ngữ phân biệt đối xử, vi phạm quyền con người, thuần phong mỹ tục.

- Tiêu chí về hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước được xác định dựa trên các nguyên tắc chung quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL và mức độ tác động đến người xem, cụ thể:

+ Miêu tả chi tiết bằng hình ảnh hoặc ngôn ngữ về các kỹ thuật phạm tội, bạo lực, hướng dẫn sử dụng các loại hung khí dễ dàng tiếp cận như dao kéo, vật nhọn, đồ vật có thể gây tổn thương, sát thương trừ trường hợp lên án hành vi này và phù hợp với nội dung phim;

+ Miêu tả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, bao gồm sự khuyến khích hoặc kích thích các hành động có thể khiến người xem bắt chước như: sử dụng ma túy, vũ khí, hành vi tự sát, tự làm hại bản thân, bạo lực học đường, hoặc các hành động vi phạm pháp luật khác;

+ Mức độ tác động đến người xem một cách có ý thức hoặc vô thức.

- Nội dung tiêu chí phân loại phim thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BVHTTDL.

Xem thêm Chỉ thị 02/CT-TTg ban hành ngày 26/01/2024. 

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 687

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn