Một số nội dung nổi bật của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Hình từ internet)
Theo nội dung Tờ trình, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có một số điểm nổi bật sau đây:
1. Giảm số năm đóng BHXH tối thiểu còn 15 năm để hưởng lương hưu: Không áp dụng khi nghỉ hưu sớm
Cụ thể, tại Điều 64 của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu hằng tháng.
Lưu ý: Quy định giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm chỉ áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu theo Điều 64 mà không áp dụng đối với các trường hợp nghỉ hưu quy định tại Điều 65 (trường hợp nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định).
2. Đề xuất bổ sung 5 nhóm lao động đóng BHXH bắt buộc từ năm 2025
Cụ thể, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đề xuất bổ sung 5 nhóm lao động phải đóng BHXH bắt buộc gồm:
(i) Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh);
(ii) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
(iii) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương;
(iv) Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt);
(v) Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giảm sát của một bên, phù hợp với Bộ luật Lao động 2019.
3. Người lao động đóng BHXH sau năm 2025 sẽ không được rút một lần?
Chính phủ thống nhất báo cáo xin ý kiến Quốc hội đối với 2 phương án về hưởng BHXH một lần.
Trong đó có đề xuất người lao động tham gia BHXH từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến ngày 01/7/2025) thì không được rút BHXH một lần.
4. Đề xuất tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc từ năm 2025
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố, cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố.
Đây là cơ sở quy định căn cứ đóng BHXH đối với những đối tượng không hưởng tiền lương (chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương...); và cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.
Về tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc đối với khu vực ngoài nhà nước: cơ bản kế thừa quy định hiện hành, song quy định cụ thể hơn theo hướng tiền lương tính đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và ổn định trong mỗi kỳ trả lương.
5. Bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách cấp xã
6. Đóng BHXH tự nguyện vẫn có chế độ thai sản
7. Bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội
Xem thêm nội dung tại Tờ trình.