iThong 17/07/2024 17:15 PM

Quy định về hoạt động vận tải đường bộ áp dụng từ năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
17/07/2024 17:15 PM

Ngày 27/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Đường bộ 2024, có quy định về hoạt động vận tải đường bộ áp dụng từ năm 2025.

Quy định về hoạt động vận tải đường bộ áp dụng từ năm 2025

 Quy định về hoạt động vận tải đường bộ áp dụng từ năm 2025 (Hình từ internet)

Quy định về hoạt động vận tải đường bộ áp dụng từ năm 2025

Theo khoản Điều 56 Luật Đường bộ 2024 đã quy định về hoạt động vận tải đường bộ như sau:

- Hoạt động vận tải đường bộ là việc tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để vận tải người, hàng hóa trên đường bộ trong nước, quốc tế. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động kinh doanh vận tải và hoạt động vận tải nội bộ.

- Hoạt động vận tải đường bộ trong nước là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để vận tải người, hàng hóa trên đường bộ trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Hoạt động vận tải đường bộ quốc tế là hoạt động do tổ chức, cá nhân sử dụng xe cơ giới để vận tải người, hàng hóa qua lại giữa Việt Nam với các nước. Hoạt động vận tải đường bộ quốc tế phải tuân thủ quy định của Luật Đường bộ 2024, quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Xe cơ giới hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ quốc tế của nước khác không được vận tải người, hàng hóa có điểm bắt đầu và điểm kết thúc cùng nằm trên lãnh thổ Việt Nam.

- Kinh doanh vận tải đường bộ là hoạt động do tổ chức, cá nhân (sau đây gọi là đơn vị kinh doanh vận tải) sử dụng xe thô sơ, xe cơ giới để cung cấp dịch vụ vận tải người, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.

- Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ gồm kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng hóa. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là việc tổ chức, cá nhân thực hiện ít nhất một trong các công đoạn gồm: điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải để vận tải hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi, trừ các hoạt động vận tải nội bộ được quy định tại khoản 12 Điều 59 Luật Đường bộ 2024.

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gồm: kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới theo quy định của Chính phủ.

- Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) để vận tải hành khách, có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình xác định.

- Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) để vận tải hành khách, có xác định điểm đầu, điểm cuối, các điểm dừng xe để đón, trả khách với lịch trình, hành trình xác định; bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh, tuyến xe buýt liên tỉnh, cụ thể như sau:

+ Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

- Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người dưới 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) để thực hiện vận tải theo yêu cầu của hành khách; tiền cước chuyến đi do hành khách lựa chọn theo một trong các phương thức sau đây:

+ Tiền cước được tính thông qua đồng hồ tính tiền;

+ Tiền cước được tính qua phần mềm tính tiền có kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử;

+ Tiền cước theo thoả thuận với đơn vị kinh doanh vận tải.

- Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người để vận tải hành khách theo hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với người thuê vận tải, bao gồm cả thuê người lái xe.

Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) phải có hợp đồng vận tải bằng văn bản giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách với người thuê vận tải thuê cả chuyến xe, bao gồm cả người lái xe.

- Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô là loại hình kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô chở hàng, xe ô tô chuyên dùng để vận tải hàng hóa trên đường bộ.

- Hoạt động vận tải nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là hoạt động vận tải không kinh doanh, không thu tiền cước, chi phí vận tải được tính vào chi phí quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của người vận tải; bao gồm hoạt động vận tải người nội bộ và hoạt động vận tải hàng hóa nội bộ và được quy định như sau:

+ Hoạt động vận tải người nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là việc cơ quan, tổ chức sử dụng xe ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ để vận tải cán bộ, công nhân viên, người lao động hoặc trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên của cơ quan, tổ chức đó;

+ Hoạt động vận tải hàng hóa nội bộ bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng xe ô tô chở hàng, xe ô tô chuyên dùng, xe bốn bánh có gắn động cơ để vận tải sản phẩm, hàng hóa do cơ quan, tổ chức, cá nhân đó sản xuất hoặc trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, nhiên liệu để phục vụ quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

- Đơn vị kinh doanh vận tải phải có bộ phận quản lý an toàn. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ phải bảo đảm công tác quản lý an toàn giao thông trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều 56 Luật Đường bộ 2024.

Xem thêm nội dung tại Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trừ trừ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50, khoản 1 Điều 84 có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.

Luật Giao thông đường bộ 2008 sẽ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực trừ quy định tại Điều 86 Luật Đường bộ 2024.

*****

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, 

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,073

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]