Tải về Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên dự bị năm 2024 và cách viết (Hình từ internet)
Hiện nay, Mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị mới nhất là Mẫu 10-KNĐ được ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW ngày 18/01/2022 về nghiệp vụ công tác Đảng viên.
Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị (Mẫu 10-KNĐ) |
Cách viết:
Cá nhân có thể tham khảo cách viết bản kiểm điểm Đảng viên dự bị năm 2024 như sau:
* Điền các thông tin bao gồm: Nơi gửi: Chi ủy, Đảng ủy; Các thông tin cá nhân: Họ và tên, ngày sinh, quê quán, nơi cư trú; Ngày kết nạp Đảng; Đơn vị công tác, Chi bộ.
* Nội dung tự kiểm điểm:
(1) Ưu điểm: Một số ưu điểm có thể kể đến như:
- Tự giác chấp hành chế độ học tập các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước để không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn.
- Nêu cao tinh thần phẩm chất, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lối sống trong sáng, lành mạnh, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè và đồng nghiệp.
- Kiên định lập trường, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Luôn thực hiện đúng chủ trương, quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Luôn gương mẫu nêu cao vai trò của người Đảng viên, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình.
- Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, đoàn kết nội bộ, trung thực với đảng, có ý thức và thực hiện tốt việc xây dựng nội bộ Đảng. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tự giác, sáng tạo trong công việc đảm nhận nhiều công việc chung của tổ chuyên môn, của Chi đoàn và Công đoàn phân công. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Chấp hành và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật, phục tùng tuyệt đối sự phân công của Lãnh đạo…
(2) Khuyết điểm: Phân tích các hạn chế, khuyết điểm của bản thân. Ví dụ:
- Có một vài sai sót trong quá trình công tác, rèn luyện vì một số khó khăn trong công việc, dẫn đến kết quả không được như kỳ vọng.
- Chưa có sự mạnh dạn trong việc phát biểu ý kiến cá nhân trong các cuộc họp, giao ban của đơn vị,...
- Nhiều lúc chưa xử lý dứt khoát và quyết đoán công việc trong nhiều lĩnh vực khác…
(3) Các biện pháp khắc phục khuyết điểm: Từ những khuyết điểm của bản thân, Đảng viên dự bị có thể đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục những khuyết điểm đó. Một số biện pháp khắc phục khuyết điểm như:
Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ nhận thức, đặc biệt là nhận thức về Đảng, tiếp thu những kinh nghiệm quý báu từ đồng nghiệp, thực hiện trên tinh thần dân chủ, gần gũi nhân dân, học tập từ nhân dân.
Theo Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
- Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công Đảng viên chính thức giúp Đảng viên đó tiến bộ.
- Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận Đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách Đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách Đảng viên dự bị.
- Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận Đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
- Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của Đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.
Như vậy, sau 12 tháng kể từ ngày chi bộ kết nạp, Đảng viên dự bị phải viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm của bản thân về thực hiện nhiệm vụ Đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại nhằm đề nghị chi bộ xét, công nhận Đảng viên chính thức.
Căn cứ tại Tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, thời điểm công nhận Đảng viên chính thức như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày Đảng viên hết 12 tháng dự bị, chi bộ phải xét và đề nghị công nhận chính thức cho Đảng viên; nếu không đủ điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên.
- Đảng viên dự bị đủ điều kiện được công nhận là Đảng viên chính thức, dù chi bộ họp chậm, cấp uỷ có thẩm quyền chuẩn y chậm, vẫn được công nhận Đảng viên chính thức đúng thời điểm hết 12 tháng dự bị.
- Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới đã qua 3 lần biểu quyết nhưng không đủ hai phần ba số Đảng viên chính thức hoặc cấp uỷ viên tán thành công nhận một Đảng viên dự bị là Đảng viên chính thức hoặc đề nghị xóa tên trong danh sách Đảng viên thì báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp và cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, quyết định.