Mạng 5G đã phủ sóng toàn quốc hay chưa? Đến khi nào sẽ phủ sóng 5G tại các địa phương trên toàn quốc?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
16/10/2024 12:44 PM

Mạng 5G đã phủ sóng toàn quốc hay chưa? Đến khi nào sẽ phủ sóng 5G tại các địa phương trên toàn quốc?

Mạng 5G đã phủ sóng toàn quốc hay chưa?

Mạng 5G lần đầu xuất hiện vào khoảng những năm 2020, với tốc độ kết internet nhanh gấp nhiều lần so với mạng 4G đã được ví như cuộc cách mạng viễn thông của cả thế giới.

Tại Việt Nam, mạng 5G vẫn còn khá mới và chưa được phủ sóng hết toàn quốc như mạng 4G hoặc 3G. Dưới đây là danh sách các địa phương đã được triển khai phủ sóng 5G mới nhất hiện nay của 03 nhà mạng:

>>> Danh sách các nơi có sóng 5G (Viettel)     

>>> Danh sách các địa điểm phủ sóng 5G VinaPhone

>>> Danh sách khu vực phủ sóng 5G MobiFone

Người dùng tại các khu vực có phủ sóng 5G có thể kết nối sử dụng mạng 5G khi có các điều kiện:

 Là thuê bao của nhà mạng có cung cấp 5G

- Ở khu vực có sóng 5G

- Sử dụng điện thoại hỗ trợ 5G (hiện không hỗ trợ 5G cho các dòng điện thoại cũ)

- Bật chế độ 5G trên điện thoại

- Sử dụng SIM từ 4G trở lên (không cần đổi SIM 5G)

- Đăng ký gói 5G.

Mạng 5G đã phủ sóng toàn quốc hay chưa?

Đến khi nào sẽ phủ sóng 5G tại các địa phương trên toàn quốc?

Theo Kế hoạch tại Quyết định 805/QĐ-TTg, Thủ tướng đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông đến năm 2030 như sau:

- Đến năm 2025:

Mạng băng rộng di động đáp ứng quy chuẩn quốc gia (QCVN) về chất lượng dịch vụ, với mục tiêu tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu 40 Mb/s cho mạng 4G và 100 Mb/s cho mạng 5G; 100% dân số ở độ tuổi trưởng thành có điện thoại thông minh.

- Đến năm 2030:

Hạ tầng mạng truy cập băng rộng cố định được đầu tư, nâng cấp bảo đảm 100% người sử dụng có khả năng truy nhập với tốc độ trên 1Gb/s.; Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo.

Như vậy, theo mục tiêu thì đến năm 2023, Việt Nam sẽ phủ sóng 5G rộng rãi tới 99% dân số, tức phủ sóng gần như hầu hết tại các địa phương trên toàn quốc.

Điểm khác biệt giữa 4G và 5G là gì?

Dưới đây là bảng so sánh điểm khác biệt giữa 4G và 5G:

Tiêu chí

5G

4G

Băng tần

Dao động từ 30 GHz tới 300 GHz

Dao động từ 700 MHz tới 2.600 MHz

Nguyên lý phát sóng

Rộng do sử dụng trạm HAPS trên không

Giới hạn, do trạm kết nối trên mặt đất

Tốc độ mạng

Khoảng 10 GBps

Khoảng 1 GBps

Xử lý hoạt động phức tạp (game, phim…)

Không giật lag ngay cả khi dùng di động. Chỉ mất 10s để tải tập phim dài 2h.

Giới hạn, mất tới 7 phút để tải một tập phim dài 2h.

Độ trễ khi kết nối

4ms tới 1ms

khoảng 75ms

Kết nối nhiều thiết bị

Gấp 10 đến 100 lần thiết bị kết nối cùng lúc

Kết nối giữa các thiết bị cá nhân ở phạm vi giới hạn

Khu vực phủ sóng tại Việt Nam (cập nhật mới nhất)

Một số khu vực tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh, thành khác. Dự kiến hoàn thành phủ sóng toàn dân trước 2030.

>>>Xem thêm: Danh sách các nơi có sóng 5G

Toàn quốc

Tiêu thụ năng lượng

Giảm 90% năng lượng tiêu thụ

Bình thường

Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo

Có bắt buộc phải dùng mạng 5G không?

Bốn điểm khác biệt chính giữa 4G và 5G là tốc độ nhanh hơn, băng thông cao hơn, độ trễ (thời gian đáp ứng) dịch vụ thấp hơn và số lượng người dùng đồng thời nhiều hơn.

Do đó, việc nhà mạng phủ sóng 5G là để người dùng được sử dụng mạng có tốc độ nhanh hơn. Chứ hiện nay không bắt buộc phải dùng mạng 5G. Đồng thời mạng 3G và 4G vẫn còn dùng được như bình thường.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 220

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn