Hướng dẫn quản lý lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
19/07/2024 16:15 PM

Bài viết sau có nội dung về hướng dẫn quản lý lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định trong Nghị định 51/2016/NĐ-CP.

Hướng dẫn quản lý lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Hướng dẫn quản lý lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (Hình từ Internet)

Hướng dẫn quản lý lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 51/2016/NĐ-CP thì việc quản lý lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

- Công ty phải xây dựng kế hoạch lao động hằng năm làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động.

- Kế hoạch lao động được xây dựng dựa trên kế hoạch sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại lao động hợp lý (đặc biệt là việc rà soát các đầu mối quản lý, sắp xếp tinh giản lao động gián tiếp) và định mức lao động của công ty.

- Tổng số lao động trong kế hoạch lao động hằng năm trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bình thường không được vượt quá 5% so với số lao động thực tế sử dụng bình quân của năm trước liền kề (sau khi đã cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 51/2016/NĐ-CP).

- Kế hoạch lao động hằng năm do Tổng giám đốc, Giám đốc xây dựng, trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịu trách nhiệm về kế hoạch lao động của công ty.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến trước khi phê duyệt kế hoạch lao động. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến về kế hoạch lao động của công ty.

Đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt và Tổng công ty thực hiện nhiệm vụ công ích giữ vai trò trọng yếu của nền kinh tế thì phải đồng thời gửi kế hoạch lao động cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, giám sát chung.

- Căn cứ kế hoạch lao động, Tổng giám đốc, Giám đốc tổ chức tuyển dụng, bố trí, sử dụng lao động, bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động, điều lệ của công ty.

- Hàng năm, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo Tổng giám đốc, Giám đốc đánh giá việc thực hiện kế hoạch sử dụng lao động, xác định trách nhiệm trong tuyển dụng, sử dụng lao động; giải quyết đầy đủ các chế độ, quyền lợi đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.

- Đối với trường hợp tuyển dụng vượt quá kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động thì Tổng giám đốc, Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và không được thưởng, không được tăng lương, kéo dài thời gian nâng lương, giảm mức tiền lương.

Coi đây là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lý theo quy định tại Nghị định 97/2015/NĐ-CP.

- Khuyến khích công ty bố trí, sử dụng lao động hợp lý, Tiết kiệm lao động để tăng năng suất lao động, tăng tiền lương cho người lao động.

Võ Tấn Đại

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 844

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn