Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
11/07/2024 19:00 PM

Nội dung bài viết trình bày về nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử theo quy định hiện hành.

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử (Hình ảnh từ Internet)

1. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Tại Điều 5 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định về nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử như sau:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và chuyển đổi số trong lĩnh vực thương mại.

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.

- Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.

- Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.

- Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.

- Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.

- Thống kê về thương mại điện tử.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.

2. Các chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia

Tại Điều 7 Nghị định 52/213/NĐ-CP quy định về các chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia như sau:

- Nhà nước có chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển minh bạch, bền vững thông qua Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia.

- Nội dung hoạt động thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia gồm:

+ Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử;

+ Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử;

+ Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử;

+ Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử;

+ Tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử;

+ Hợp tác quốc tế về thương mại điện tử;

+ Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử;

+ Các nội dung khác.

3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử

Tại Điều 6 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý về nhà nước điện tử như sau:

- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử.

4. Quy định thống kê về thương mại điện tử mới nhất

Tại Điều 8 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thống kê thương mại điện tử như sau:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu thập số liệu thống kê về tình hình ứng dụng thương mại điện tử của địa phương, hàng năm báo cáo Bộ Công Thương để tổng hợp.

- Thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có nghĩa vụ định kỳ báo cáo về hoạt động cung cấp dịch vụ của mình để phục vụ công tác thống kê thương mại điện tử.

- Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể chế độ báo cáo thống kê đối với các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các địa phương có doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,330

Bài viết về

lĩnh vực Thương mại

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn