Các cơ quan nhà nước áp dụng hợp đồng lao động và dịch vụ theo Nghị định 111

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
09/07/2024 10:46 AM

Sau đây là các cơ quan nhà nước áp dụng hợp đồng lao động và dịch vụ theo Nghị định 111.

Các cơ quan nhà nước áp dụng hợp đồng lao động và dịch vụ theo Nghị định 111

Các cơ quan nhà nước áp dụng hợp đồng lao động và dịch vụ theo Nghị định 111 (Hình từ Internet)

1. Các cơ quan nhà nước áp dụng hợp đồng lao động và dịch vụ theo Nghị định 111

Theo Điều 2 Nghị định 111/2022/NĐ-CP thì các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân áp dụng việc hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

- Cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.

- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.

- Đơn vị sự nghiệp công lập.

- Cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định tại Nghị định này và Điều lệ, quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc, trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; áp dụng quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế, cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ký kết hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động.

2. Các công việc thực hiện hợp đồng theo Nghị định 111

Các công việc thực hiện hợp đồng theo Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:

- Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan, gồm:

+ Lái xe, bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP;

+ Lễ tân, phục vụ; tạp vụ; trông giữ phương tiện; bảo trì, bảo dưỡng, vận hành trụ sở, trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Công việc hỗ trợ, phục vụ khác thuộc danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập không được xác định là công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.

- Các công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính thực hiện quản lý và áp dụng chế độ, chính sách như công chức, gồm:

+ Bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan;

+ Lái xe phục vụ Bộ trưởng hoặc chức vụ, chức danh tương đương Bộ trưởng trở lên; lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước;

+ Người làm công việc hỗ trợ, phục vụ khác tại cơ quan trọng yếu, cơ mật ở Trung ương theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý.

- Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 56

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn