02 trường hợp không tắt đèn xe sẽ bị phạt

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
19/06/2024 07:55 AM

Hành vi không bật đèn xe đúng quy định sẽ bị phạt thì chắc hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên, cũng có 01 trường hợp không tắt đèn xe sẽ bị phạt.

02 trường hợp không tắt đèn xe sẽ bị phạt

02 trường hợp không tắt đèn xe sẽ bị phạt (Hình từ internet)

1. 02 trường hợp không tắt đèn xe sẽ bị phạt

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe cơ giới muốn tham gia giao thông đường bộ thì bắt buộc phải có đủ cả đèn chiếu gần và đèn chiếu xa (hay còn gọi là đèn pha).

- Đối với đèn chiếu gần thì hiện nay không có bất kỳ quy định nào xử phạt hành vi không tắt đèn chiếu gần. Do đó, xe không tắt đèn chiếu gần thì sẽ không bị phạt.

- Đối với đèn chiếu xa thì có quy định 02 trường hợp sau đây sẽ bị phạt nếu không tắt đèn chiếu xa:

+ Không tắt đèn chiếu xa khi đi trong đô thị và khu đông dân cư

Trong đó:

Đường đô thị là đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị xã và thị trấn.

Đường qua khu đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường).

Khi bắt đầu khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.420 và khi kết thúc khu đông dân cư sẽ xuất hiện biển báo R.421.

+ Không tắt đèn chiếu xa khi gặp xe ngược chiều.

Căn cứ pháp lý: Khoản 12 Điều 8, khoản 3 Điều 17 Luật Giao thông đường bộ 2008, Quy chuẩn 41/2019/BGTVT

2. Mức phạt khi không tắt đèn xe theo quy định

Nếu bật đèn chiếu xa trong 2 trường hợp trên thì sẽ bị phạt với các mức phạt sau:

- Người điều khiển xe ô tô bị phạt tiền từ 800 nghìn đến 1 triệu đồng; nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

+ Người điều khiển xe máy, xe gắn máy bị phạt tiền từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng, nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Căn cứ pháp lý: Điểm b, g khoản 3, điểm c khoản 11 Điều 5; điểm m, n khoản 1, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

3. Khi nào phải bật đèn xe?

- Trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ: Bắt buộc bật đèn chiếu sáng không cần biết là mấy giờ.

- Trường chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn: Bắt buộc bật đèn chiếu sáng không cần biết là mấy giờ.

- Trường hợp chạy xe trong điều kiện thời tiết bình thường, không đang chạy trong hầm đường bộ: Bắt buộc bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.

4. Mức phạt lỗi không bật đèn xe theo quy định

Lỗi

Mức phạt tiền

(đối với ô tô)

Mức phạt tiền

(đối với xe máy)

Hình thức xử phạt bổ sung

Chạy trong hầm đường bộ không bật đèn chiếu sáng gần

800.000 – 1.000.000 đồng

400.000 – 600.000 đồng

Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn không bật đèn chiếu sáng

800.000 – 1.000.000 đồng

100.000 – 200.000 đồng

Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Không bật đèn trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

800.000 – 1.000.000 đồng

100.000 – 200.000 đồng

Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Căn cứ pháp lý: Điểm g, r khoản 3, điểm c khoản 11 Điều 5; Điểm l khoản 1, điểm m khoản 3, điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 403

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn