Nghị định 168 về du lịch (Nghị định 168/2017/NĐ-CP) còn hiệu lực không?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
09/03/2024 16:45 PM

Nghị định 168 về du lịch còn hiệu lực không? Có nghị định nào sửa đổi Nghị định 168 không? – Thu Thủy (Hà Tĩnh)

Nghị định 168 về du lịch (Nghị định 168/2017/NĐ-CP) còn hiệu lực không?

Nghị định 168 về du lịch (Nghị định 168/2017/NĐ-CP) còn hiệu lực không? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Nghị định 168 về du lịch (Nghị định 168/2017/NĐ-CP) còn hiệu lực không?

Nghị định 168 về du lịch được ban hành ngày 31/12/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Đến nay, Nghị định 168 về du lịch chưa bị văn bản nào thay thế nên Nghị định 168 về du lịch vẫn còn hiệu lực.

Nghị định 168 về du lịch quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch 2017 về:

- Điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch;

- Biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch;

- Điều kiện công nhận điểm du lịch, khu du lịch; ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

- Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch;

- Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch của cơ sở lưu trú du lịch và nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

2. Những Nghị định sửa đổi Nghị định 168 về du lịch

Nghị định 168 về du lịch bị sửa đổi bởi những nghị định sau:

- Nghị định 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Nghị định 94/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch 2017 về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

3. Điều kiện công nhận khu du lịch theo Nghị định 168 về du lịch

3.1. Điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh

- Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm:

+ Có hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch;

+ Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt khách lưu trú mỗi năm;

+ Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch; có hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan;

+ Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch.

- Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:

+ Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn;

+ Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch;

+ Có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;

+ Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;

+ Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý rác thải; có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hoặc hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;

+ Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

(Điều 12 Nghị định 168 về du lịch)

3.2. Điều kiện công nhận khu du lịch quốc gia

- Có ít nhất 02 tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên du lịch cấp quốc gia; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.

- Có trong danh mục các khu vực tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ chất lượng cao, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm:

+ Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 500.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 300.000 lượt khách lưu trú mỗi năm, trong đó có cơ sở lưu trú du lịch được công nhận hạng từ 4 sao trở lên;

+ Có hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch;

+ Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch; có hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan;

+ Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch.

- Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia.

- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:

+ Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường;

+ Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn;

+ Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch;

+ Có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch;

+ Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm;

+ Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.

(Điều 13 Nghị định 168 về du lịch)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,067

Bài viết về

lĩnh vực Du lịch

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]