Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Xuất nhập khẩu là cụm từ gọi chung của hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Theo đó, tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 có quy định xuất nhập khẩu như sau:
- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Về định nghĩa cán cân xuất nhập khẩu: Cán cân xuất nhập khẩu là bảng đối chiếu giữa tổng giá trị xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với tổng giá trị nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu) của một quốc gia tại một giai đoạn nhất định. Trong trường hợp giá trị sản phẩm xuất khẩu lớn hơn thì gọi là nhập siêu, giá trị sản phẩm xuất khẩu lớn hơn thì gọi là xuất siêu.
Cán cân xuất nhập khẩu sẽ phản ánh mối quan hệ của hoạt động xuất nhập và hoạt động nhập khẩu. Cụ thể vai trò của cán cân xuất nhập khẩu như sau:
- Đối với xuất khẩu: Cán cân xuất nhập khẩu sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế từ đó tăng lượng tiêu dùng nội địa. Khi hoạt động xuất nhập khẩu thu về lợi nhuận, có thể khai thác để phục vụ hoạt động sản xuất nhập khẩu
- Đối với nhập khẩu: Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, gia tăng nguồn hàng hóa, mở ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu của một quốc gia,đơn cử như: Yếu tố xuất khẩu; Yếu tố nhập khẩu và Tỷ giá hối đoái.
Cán cân xuất nhập khẩu sẽ là phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu. Cụ thể thì cách tính cán cân xuất nhập khẩu như sau:
Cán cân xuất nhập khẩu (XNK) = Giá trị hàng hóa XNK – Giá trị của hàng hóa nhập khẩu
Trong đó:
- Giá trị hàng hóa xuất khẩu là giá trị của hàng hóa đã được xuất bán ra thị trường quốc tế
- Giá trị hàng hóa nhập khẩu là giá trị của hàng hóa được nhập từ quốc tế về để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh, buôn bán của người dùng, doanh nghiệp trong nước.
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo khoản 2 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:
- Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.
Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
Theo khoản 1 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm: - Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP; - Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan; - Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam. |