Các loại thông tin phải công khai trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Tô Quốc Trình
06/11/2024 16:45 PM

Bài viết cập nhật các loại thông tin công khai trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định pháp luật hiện hành.

Các loại thông tin công khai trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Các loại thông tin công khai trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (Hình ảnh từ Internet)

1. Các loại thông tin phải công khai trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Cụ thể, tại Điều 8 Thông tư 37/2019/TT-BCT thì trong trường hợp các bên liên quan có yêu cầu, Cơ quan điều tra cung cấp bản công khai của các loại thông tin, tài liệu sau đây:

- Hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại do Bên yêu cầu cung cấp và các phụ lục kèm theo;

- Tài liệu do bên liên quan cung cấp để đăng ký tham gia vụ việc;

- Bản trả lời câu hỏi và bản trả lời câu hỏi bổ sung do bên liên quan cung cấp trong quá trình điều tra vụ việc;

- Tài liệu do bên liên quan cung cấp cho Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: những tài liệu để tổ chức các buổi tham vấn; các ý kiến đối với Hồ sơ yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại do bên liên quan cung cấp;

- Biên bản họp hoặc bản tóm tắt phiên tham vấn công khai liên quan đến vụ việc điều tra do Cơ quan điều tra lập;

- Các thông báo của Cơ quan điều tra và Bộ Công Thương, bao gồm thông báo về nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra, rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, kết luận sơ bộ, kết luận cuối cùng, đơn đăng ký bên liên quan và gửi bản câu hỏi, phiên tham vấn công khai, giới hạn phạm vi điều tra mẫu, chấp thuận hoặc không chấp thuận đề xuất cam kết;

- Các thông tin khác liên quan đến vụ việc điều tra phòng vệ thương mại do Cơ quan điều tra xem xét công khai trong quá trình điều tra.

2. Đề nghị bảo mật thông tin trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Tại Điều 9 Thông tư 37/2019/TT-BCT quy định về việc đề nghị bảo mật thông tin trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại như sau:

- Cơ quan điều tra xem xét, chấp thuận đề nghị bảo mật thông tin do Bên liên quan trong vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại cung cấp, gồm có:

+ Các bí mật kinh doanh liên quan đến tính chất của một sản phẩm hoặc quy trình sản xuất;

+ Các thông tin không công khai về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp bao gồm: chi phí sản xuất; chi phí bán hàng; điều khoản bán hàng; giá bán của từng giao dịch cụ thể, giao dịch dự kiến, hoặc các chào bán khác; thông tin của các khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp; thông tin tài chính của doanh nghiệp;

+ Thông tin về biên độ bán phá giá của từng doanh nghiệp cụ thể trong vụ việc điều tra chống bán phá giá;

+ Thông tin về khoản lợi ích mà Bên bị yêu cầu được hưởng đối với từng chương trình trợ cấp đang bị điều tra hoặc rà soát trong vụ việc điều tra chống trợ cấp, ngoại trừ các thông tin mô tả hoạt động của chương trình, khoản lợi ích được ghi trong các tài liệu hoặc được đăng tải công khai; tỷ lệ trợ cấp theo giao dịch bán hàng được tính cho từng Bên bị yêu cầu trong một chương trình;

+ Các thông tin khác mà cơ quan điều tra xác định rằng nếu công khai có khả năng gây nguy hại đáng kể đến người cung cấp thông tin hoặc người mà người cung cấp thông tin đó thu thập được thông tin hoặc gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi thế cạnh tranh của bên cung cấp thông tin.

- Trong trường hợp không chấp thuận đề nghị bảo mật, Cơ quan điều tra thông báo rõ lý do trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 311

Bài viết về

lĩnh vực Thương mại

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]