Các biện pháp bảo vệ rừng mới nhất theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
15/12/2023 08:00 AM

Cho tôi hỏi các biện pháp bảo vệ rừng với với từng loại rừng được quy định như thế nào? - Hữu Tính (Tiền Giang)

Các biện pháp bảo vệ rừng mới nhất theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP

Các biện pháp bảo vệ rừng mới nhất theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Các biện pháp bảo vệ rừng đặc dụng

Các biện pháp bảo vệ rừng đặc dụng theo Điều 11 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng

+ Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Lâm nghiệp 2017:

Cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân thủ quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng đặc dụng: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.

- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

+ Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

+ Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng đặc dụng phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng;

+ Được thả những loài động vật bản địa khỏe mạnh, không có bệnh và đã có phân bố trong khu rừng đặc dụng; số lượng động vật của từng loài thả vào rừng phải phù hợp với vùng sống, nguồn thức ăn của chúng và bảo đảm cân bằng sinh thái của khu rừng;

+ Không thả và nuôi, trồng các loài động vật, thực vật không có phân bố tự nhiên tại khu rừng đặc dụng.

- Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

- Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại Điều 40 Luật Lâm nghiệp 2017.

2. Các biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ

Các biện pháp bảo vệ rừng phòng hộ theo Điều 19 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng:

+ Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Lâm nghiệp 2017;

+ Không tiến hành các hoạt động sau đây trong rừng phòng hộ: các hoạt động làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng; khai thác trái phép tài nguyên sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác; gây ô nhiễm môi trường; mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy trái quy định của pháp luật vào rừng; chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc.

- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng

+ Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017; quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

+ Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng phòng hộ phải được bảo vệ, không thực hiện các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.

- Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Chương IV Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

- Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng phòng hộ quy định tại Điều 40 Luật Lâm nghiệp 2017.

3. Các biện pháp bảo vệ rừng sản xuất

Các biện pháp bảo vệ rừng sản xuất theo Điều 26 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:

- Bảo vệ hệ sinh thái rừng:

+ Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Lâm nghiệp 2017;

+ Khi tiến hành các hoạt động làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng:

+ Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Lâm nghiệp 2017 và quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

+ Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.

- Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Chương IV Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

- Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng sản xuất theo quy định tại Điều 40 Luật Lâm nghiệp 2017, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.


 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,527

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn