Vành bánh xe máy bằng thép theo Quy chuẩn QCVN 44:2012/BGTVT

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
27/11/2023 19:00 PM

Hiện nay, vành bánh xe máy bằng thép được quy định thế nào theo Quy chuẩn QCVN 44:2012/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải?

Quy định về vành bánh xe máy bằng thép

Quy định về vành bánh xe máy bằng thép (Hình từ internet)

Quy định về vành bánh xe máy bằng thép theo Quy chuẩn QCVN 44:2012/BGTVT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 44:2012/BGTVT về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử vành bánh xe mô tô, xe gắn máy làm bằng vật liệu thép (sau đây gọi chung là vành bánh xe máy bằng thép) do Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Thông tư 52/2012/TT-BGTVT.

Đối tượng áp dụng: QCVN 44:2012/BGTVT áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu vành thép, sản xuất lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy và các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc thử nghiệm, kiểm tra chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.

Theo đó, quy định kỹ thuật tại QCVN 44:2012/BGTVT với vành bánh xe máy bằng thép như sau:

(1) Bề mặt của vành bánh xe máy

1.1  Vành thép phải được chế tạo đúng theo thiết kế hoặc tài liệu kỹ thuật của cơ sở sản xuất.

1.2  Bề mặt vành thép không được có vết rạn, nứt và các khuyết tật khác có thể nhìn thấy được.

1.3  Trên vành thép phải ghi mã đường kính danh nghĩa và mã chiều rộng danh nghĩa (xem Phụ lục A) tại các vị trí có thể nhìn thấy được sau khi lắp lốp.

(2) Xử lý bề mặt của vành bánh xe máy

Tùy theo vật liệu lớp phủ, vành thép phải được xử lý bề mặt theo yêu cầu sau:

Chiều dày lớp mạ nhỏ nhất đối với niken là 10 µm, đối với crôm là 0,15 µm.

Không áp dụng cho những phần không nhìn thấy trên bề mặt vành thép sau khi lắp vành thép vào bánh xe.

(3) Kích thước của vành bánh xe máy

3.1  Tiết diện ngang và kích thước: Kích thước và dung sai của vành thép theo Phụ lục A QCVN 44:2012/BGTVT.

3.2  Sai lệch đường kính: Sai lệch đường kính vành thép (hiệu giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của đường kính vành thép) không được lớn hơn 1,2 mm.

3.2  Độ đồng phẳng: Độ đồng phẳng của vành thép được đo bằng cách đặt vành thép lên mặt phẳng chuẩn như hình 1. Khe hở lớn nhất giữa vành thép và mặt phẳng chuẩn không được vượt quá 0,8 mm.

(4) Độ bền của vành bánh xe máy

Vành thép không bị gãy hoặc rạn nứt khi tác dụng một lực F vào vành theo mô tả ở hình B1. Độ biến dạng của vành thép đạt tới giá trị ghi trong bảng 1 thì lực tác dụng không được nhỏ hơn giá trị ghi trong bảng 2.

Phương pháp thử được mô tả trong Phụ lục B

Mã chiều rộng danh nghĩa của vành thép

Đường kính danh nghĩa của vành thép (inch)

£15

16, 17, 18

≥19

Độ biến dạng (mm)

Từ 1.10 đến 2.75

từ MT1.85 đến MT6.00

10

15

20

 

Bảng 1 - Độ biến dạng của vành bánh xe máy

Mã chiều rộng danh nghĩa của vành thép

Lực (kN)

1.10

-

0,98

1.20

-

1,47

1.40

-

1,96

1.50

-

2,45

1.60

-

3,43

1.85

MT 1.85

4,41

2.15

MT 2.15

4,90

2.50

MT 2.50

6,37

2.75

MT 2.75

6,37

-

MT 3.00

6,37

-

MT 3.50

6,37

-

MT 4.00

6,37

-

MT 4.50

6,37

-

MT 5.00

6,37

-

MT 5.50

6,37

-

MT 6.00

6,37

Bảng 2 - Lực nén hướng kính

Quy định quản lý vành bánh xe máy bằng thép theo Quy chuẩn QCVN 44:2012/BGTVT

1. Phương thức kiểm tra, thử nghiệm

Về phương thức kiểm tra, thử nghiệm, vành thép sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải được kiểm tra, thử nghiệm chứng nhận theo quy định tại Thông tư 45/2012/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy.

2. Tài liệu kỹ thuật và mẫu thử

Khi có nhu cầu thử nghiệm, cơ sở sản xuất, tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu vành thép phải cung cấp cho cơ sở thử nghiệm tài liệu kỹ thuật và mẫu thử theo yêu cầu nêu tại mục 2.1 và 2.2.

2.1 Yêu cầu về tài liệu kỹ thuật

Bản vẽ kỹ thuật của vành thép phải thể hiện các kích thước chính như trong Phụ lục A.

2.2  Mẫu thử: 03 mẫu thử.

3. Báo cáo thử nghiệm

Cơ sở thử nghiệm phải lập báo cáo kết quả thử nghiệm có các nội dung ít nhất bao gồm các mục quy định trong Quy chuẩn này tương ứng với từng kiểu loại vành thép.

4. Áp dụng quy định

Trong trường hợp các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn bản mới.

5. Đối với các kiểu loại vành thép đã được kiểm tra, thử nghiệm theo quy định tại mục 1 và có hồ sơ đăng ký phù hợp với Quy chuẩn này sẽ được cấp Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại theo mẫu quy định tại Phụ lục C.

 

***

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, 

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,409

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]