Thi bằng lái xe A1 năm 2024: 11 quy định cần biết (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy pháp lái xe hạng A1 cấp cho:
- Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
- Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
Như vậy, bằng lái xe A1 sẽ chạy được xe mô tô hai bánh từ 50 phân khối đến dưới 175 phân khối.
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe).
- Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.
- Không mắc các bệnh thuộc nhóm 1 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Căn cứ pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
Hồ sơ thi bằng lái xe A1 bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
(Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT)
Thi bằng lái xe A1 gồm 02 phần thi là phần thi lý thuyết và phần thi thực hành:
- Phần thi lý thuyết bằng lái xe A1 gồm 25 câu trong đó có:
+ 01 câu về khái niệm;
+ 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng;
+ 06 câu về quy tắc giao thông;
+ 01 câu về tốc độ, khoảng cách;
+ 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;
+ 01 câu về kỹ thuật lái xe hoặc cấu tạo sửa chữa;
+ 07 câu về hệ thống biển báo đường bộ;
+ 07 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.
- Phần thi thực hành bằng lái xe A1 gồm bài sát hạch:
+ Đi theo hình số 8;
+ Đi qua vạch đường thẳng;
+ Đi qua đường có vạch cản;
+ Đi qua đường gồ ghề.
Căn cứ pháp lý: Mục 2.5 Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020, điểm a, b khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT.
- Đối với phần thi lý thuyết:
Thời gian thi lý thuyết để lấy bằng lái xe A1 là 19 phút.
Kết thúc bài thi, thí sinh đạt 21/25 câu đồng thời không trả lời sai câu điểm liệt thì sẽ đậu phần thi lý thuyết và được thi tiếp phần thi thực hành.
- Đối với phần thi thực hành:
Tổng điểm của bài thi thực hành là 100 điểm.
Thí sinh phải đạt tối thiểu 80/100 mới đậu phần thi thực hành và được cấp bằng lái xe A1.
- Đối với phần thi lý thuyết:
Theo Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020, bộ đề ôn thi thử lý thuyết bằng lái xe A1 gồm 200 câu, trong đó có 20 câu về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng theo Phụ lục 1 đính kèm văn bản này (các câu hỏi không sử dụng cơ bản không liên quan đến kiến thức, kỹ năng đối với hạng A1 gồm: 83 câu hỏi câu về khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ, 26 câu về nghiệp vụ vận tải, 18 câu hỏi về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe, 44 câu về kỹ thuật lái xe và 35 câu về cấu tạo sửa chữa, 117 câu hỏi hệ thống biển báo hiệu đường bộ và 79 câu hỏi giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông).
Thí sinh có thể tự thi thử lý thuyết bằng lái xe A1 tại nhà thông qua ứng dụng iThong.
Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY Hoặc Quét mã QR dưới đây: |
- Đối với phần thi thực hành:
Thí sinh có thể thi thử phần thi thực hành bằng lái xe A1 tại các trung tâm sát hạch lái xe.
Theo khoản 1 Điều 27 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, thí sinh không đạt nội dung sát hạch lý thuyết thì không được dự nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình.
Như vậy, rớt lý thuyết A1 thì không được thi thực hành.
Theo khoản 1 Điều 27 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT, thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết nhưng không đạt nội dung sát hạch thực hành lái xe trong hình thì:
- Được bảo lưu kết quả sát hạch lý thuyết trong thời gian 01 năm kể từ ngày đạt kết quả sát hạch;
- Nếu muốn dự sát hạch phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp còn giá trị sử dụng theo quy định và phải có tên trong biên bản xác nhận vắng, trượt của Hội đồng sát hạch hoặc Tổ sát hạch kỳ trước.
Như vậy, nếu đậu lý thuyết A1 nhưng rớt thực hành thì khi thi lại sẽ không phải thi lại lý thuyết. Tuy nhiên, thời hạn được miễn thi lý thuyết chỉ trong vòng 01 năm kể từ ngày thi đậu lý thuyết.
Khoản 1 Điều 27 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
- Thí sinh đạt nội dung sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình thì được công nhận trúng tuyển;
- Thí sinh không được công nhận trúng tuyển được đăng ký sát hạch lại kể từ kỳ sát hạch tiếp theo, với cùng một cơ quan quản lý sát hạch cấp giấy phép lái xe.
Như vậy, khi rớt lý thuyết, thực hành bằng lái xe A1 thì được thi lại đến khi đậu, không giới hạn số lần tối đa.
Theo Thông tư 37/2023/TT-BTC, phí sát hạch lái xe hạng A1 như sau:
- Sát hạch lý thuyết: 60.000 đồng/lần.
- Sát hạch thực hành: 70.000 đồng/lần.
Lưu ý, đây chỉ là phí sách hạch lái xe, ngoài ra, khi thi bằng lái xe A1 sẽ có thể mất thêm các khoản phí khác như phí khám sức khỏe,…