Lãnh đạo Bộ Công an hiện nay là ai? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Lãnh đạo Bộ Công an hiện nay bao gồm:
- Bộ trưởng Bộ Công an:
Đại tướng Tô Lâm
Năm sinh: 1957
Dân tộc: Kinh
Quê quán: huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an
- Thứ trưởng Bộ Công an:
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ
Năm sinh: 1962
Dân tộc: Kinh
Quê quán: huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
- Thứ trưởng Bộ Công an:
Thượng tướng Lương Tam Quang
Năm sinh: 1965
Dân tộc: Kinh
Quê quán: huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
- Thứ trưởng Bộ Công an:
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc
Năm sinh: 1964
Dân tộc: Kinh
Quê quán: huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
- Thứ trưởng Bộ Công an:
Trung tướng Lê Quốc Hùng
Năm sinh: 1966
Dân tộc: Kinh
Quê quán: huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế
Chức vụ: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
- Thứ trưởng Bộ Công an:
Thiếu tướng Lê Văn Tuyến
Năm sinh: 1973
Dân tộc: Kinh
Quê quán: huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội
Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
- Thứ trưởng Bộ Công an:
Thiếu tướng Nguyễn Văn Long
Năm sinh: 1974
Dân tộc: Kinh
Quê quán: huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Chức vụ: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công an
Hiện nay, văn bản quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công an không được công khai. Tuy nhiên, Bộ Công an cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn của một Bộ theo quy định tại Chương III Nghị định 123/2016/NĐ-CP, đơn cử một số nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Về cải cách hành chính
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.
+ Quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho chính quyền địa phương thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
+ Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính, công khai thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực; quyết định phân cấp hoặc ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Bộ.
+ Cải cách tổ chức bộ máy của Bộ bảo đảm tinh gọn, hợp lý, giảm đầu mối, bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ theo phân công của Chính phủ.
+ Thực hiện đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở, văn hóa công vụ và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào hoạt động của Bộ.
- Về hợp tác quốc tế:
+ Trình Chính phủ quyết định chủ trương, biện pháp để tăng cường và mở rộng quan hệ với nước ngoài và các tổ chức quốc tế; việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập và biện pháp bảo đảm thực hiện điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
+ Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo ủy quyền của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong phạm vi quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
+ Tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ; ký kết và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của cơ quan mình.
- Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
+ Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật; công bố (trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước) và tổ chức chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
+ Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ; phê duyệt và quyết định đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ theo quy định của pháp luật.
Xem thêm các nhiệm vụ và quyền hạn khác của Bộ tại Chương III Nghị định 123/2016/NĐ-CP.