Các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
03/05/2023 16:57 PM

Tôi muốn biết pháp luật quy định những trường hợp nào không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc? - Thùy Linh (Bình Dương)

Các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là gì?

Theo Điều 93 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020), đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

Đồng thời, thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.

2. Các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Các trường hợp không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định tại khoản 2 Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020) như sau:

- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

- Người chưa đủ 18 tuổi;

- Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;

- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

3. Điều kiện bảo đảm việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Điều kiện bảo đảm việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc được quy định như sau:

(1) Kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm và được dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an:

- Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Kinh phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào cơ sở giáo dục bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; tổ chức cai nghiện ma túy;

- Kinh phí trưng cầu giám định pháp y;

- Kinh phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, lao động, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh của học sinh, trại viên;

- Kinh phí tổ chức đưa học sinh dưới 16 tuổi, học sinh, trại viên bị ốm khi chấp hành xong quyết định về địa phương mà không có thân nhân đến đón và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Kinh phí điều trị cho học sinh, trại viên bị nhiễm HIV.

(2) Cơ sở giáo dục bắt buộc:

- Được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn, kỹ thuật của Ủy ban nhân dân địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Được tham gia hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước để tổ chức lao động, đào tạo nghề cho trại viên, học sinh theo quy định của pháp luật để:

+ Tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của cơ sở giáo dục bắt buộc sử dụng vào việc dạy văn hóa, đào tạo nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập, sinh hoạt, cải thiện đời sống, khám bệnh, chữa bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch;

+ Tổ chức cai nghiện ma túy, tư vấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

(Điều 4 Nghị định 140/2021/NĐ-CP)

Nguyễn Thị Hoài Thương

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,349

Bài viết về

lĩnh vực Vi phạm hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn