Luật Viên chức mới nhất và tổng hợp các văn bản hướng dẫn

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
08/11/2022 18:00 PM

Xin cho tôi hỏi cấu trúc của Luật Viên chức mới nhất như thế nào? Có những văn bản nào hướng dẫn Luật Viên chức? – Hồng Viên (Tây Ninh)

Luật Viên chức mới nhất và tổng hợp các văn bản hướng dẫn

Luật Viên chức mới nhất và tổng hợp các văn bản hướng dẫn

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Luật Viên chức mới nhất

Luật Viên chức có hiệu lực thi hành vào 01/01/2012 và được sửa đổi vào ngày 25/11/2019, bao gồm 6 chương và 62 điều:

Cụ thể tiêu đề từng chương như sau:

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Quyền, nghĩa vụ của viên chức

+ Mục 1: Quyền của viên chức

+ Mục 2: Nghĩa vụ của viên chức

- Chương III: Tuyển dụng, sử dụng viên chức

+ Mục 1: Tuyển dụng

+ Mục 2: Hợp đồng làm việc

+ Mục 3: Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm của viên chức

+ Mục 4: Đào tạo, bồi dưỡng

+ Mục 5: Biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm

+ Mục 6: Đánh giá viên chức

+ Mục 7: Chế độ thôi việc, hưu trí

- Chương IV: Quản lý viên chức

- Chương V: Khen thưởng và xử lý vi phạm

- Chương VI: Điều khoản thi hành

2. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Viên chức mới nhất

Sau đây là danh sách tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Viên chức mới nhất:

- Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

- Nghị định 112/2020/NĐ-CP về kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

- Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí làm việc và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

- Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

- Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập

 - Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức

- Thông tư 07/2019/TT-BNV quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ viên chức

- Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

3. Viên chức là ai?

Theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019), viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Trong đó:

- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

+ Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

- Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

(Điều 2, khoản 5 Điều 3, Điều 9 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019))

4. Những việc viên chức không được làm

Cụ thể tại Điều 19 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi 2019), những việc viên chức không được làm được quy định như sau:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định Luật phòng, chống tham nhũng 2018, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 90,989

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn