Tổng hợp các loại phí trong tố tụng dân sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
18/10/2022 11:30 AM

Xin hỏi là trong tố tụng dân sự thì có những loại phí nào phải chịu? - Phương Anh (Hậu Giang)

Tổng hợp các loại phí trong tố tụng dân sự

Tổng hợp các loại phí trong tố tụng dân sự

1. Các loại phí trong tố tụng dân sự là gì?

Các loại phí trong tố tụng dân sự là các loại phí mà nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền nghĩa vụ liên quan,.. phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xét xử vụ án dân sự.

Các loại phí trong tố tụng dân sự gồm:

- Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí

- Án phí sơ thẩm

- Án phí phúc thẩm

- Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

- Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

- Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

2. Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí trong tố tụng dân sự

Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí; án phí, lệ phí như sau:

- Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

- Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

- Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.

- Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định và các giấy tờ khác của Tòa án, lệ phí nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, lệ phí giải quyết việc dân sự và các khoản lệ phí khác mà luật có quy định.

*Xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được

Tại Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xử lý tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí thu được như sau:

- Toàn bộ án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.

- Tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.

- Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải chịu án phí, lệ phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.

- Trường hợp việc giải quyết vụ việc dân sự bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí đã nộp được xử lý khi vụ việc được tiếp tục giải quyết.

3. Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được quy định tại Điều 151 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

- Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền mà Tòa án tạm tính để chi trả cho việc ủy thác tư pháp khi tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và các yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự.

- Chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước được yêu cầu ủy thác tư pháp.

*Xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài

Tại Điều 154 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về xử lý tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài như sau:

- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp không phải chịu chi phí ủy thác tư pháp thì người phải chịu chi phí ủy thác tư pháp theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp.

- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp phải chịu chi phí ủy thác tư pháp, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu;

Nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.

4. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ như sau:

- Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.

- Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật.

*Xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ

Căn cứ Điều 156 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ như sau:

- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu;

Nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.

5. Tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định

Căn cứ Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiền tạm ứng chi phí giám định, chi phí giám định như sau:

- Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.

- Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

*Xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp

Tại Điều 162 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về xử lý tiền tạm ứng chi phí giám định đã nộp như sau:

- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì người phải chịu chi phí giám định theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.

- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu;

Nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.

6. Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản

Căn cứ Điều 163 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản, chi phí định giá tài sản như sau:

- Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá tài sản theo quyết định của Tòa án.

- Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc định giá tài sản và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.

*Xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản

Xử lý tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản quy định tại Điều 166 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải chịu chi phí định giá thì người phải chịu chi phí định giá theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá.

- Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu;

Nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa.

7. Chi phí cho người làm chứng

Tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Chi phí cho người làm chứng như sau:

- Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.

- Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị.

Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.

8. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư

Tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chi phí cho người phiên dịch, luật sư như sau:

- Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo thỏa thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.

- Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.

- Chi phí cho người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác.

- Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.

>>> Xem thêm: Ai là người phải chịu án phí sơ thẩm trong vụ án dân sự? Có những loại án phí nào trong vụ án dân sự?

Những đối tượng nào được nào được miễn, giảm án phí? Hồ sơ đề nghị miễn, giảm án phí theo quy định mới nhất hiện nay bao gồm những gì?

Chi phí giám định trong tố tụng do ai chịu? Tiền nộp tạm ứng chi phí giám định có được hoàn trả hay không?

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 16,750

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn