Quyết định 977/QĐ-TTg: Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tăng cường tiếp cận pháp luật cho người dân

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
20/08/2022 17:14 PM

Kinh phí từ doanh nghiệp trong việc tăng cường tiếp cận pháp luật của người dân được quy định như thế nào? – An Khang (An Giang)

Quyết định 977/QĐ-TTg: Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tăng cường tiếp cận pháp luật cho người dân

Quyết định 977/QĐ-TTg: Khuyến khích doanh nghiệp đóng góp kinh phí để tăng cường tiếp cận pháp luật cho người dân (Hình từ internet)

Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 977/QĐ-TTg phê duyệt đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, trong đó có một số nội dung sau:

1. Kinh phí thực hiện đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Kinh phí thực hiện đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 977/QĐ-TTg như sau:

- Kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác.

- Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.

Như vậy, ngoài nguồn ngân sách nhà nước thì đề án cũng khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp kinh phí trong việc tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân.

2. Mục tiêu tổng quá của đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Xây dựng, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật, góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

(Mục II.1 Quyết định 977/QĐ-TTg)

3. Mục tiêu của đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Mục tiêu của đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân bao gồm:

- Hoàn thành việc rà soát, đề xuất chính sách, thể chế liên quan đến tiếp cận pháp luật của người dân bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, khả thi, phù hợp với từng giai đoạn;

- Nhận thức, trách nhiệm và thói quen tìm hiểu, sử dụng pháp luật và tuân theo pháp luật của người dân, đặc biệt là đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được nâng cao;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận pháp luật;

- Nâng cao năng lực giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận trong hỗ trợ người dân tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật;

- Các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp được nâng cao năng lực, phát huy trách nhiệm xã hội trong việc hỗ trợ thông tin pháp luật, tư vấn pháp luật cho người dân.

(Mục II.2 Quyết định 977/QĐ-TTg)

4. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của đề án bao gồm:

- Rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu, sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

- Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức.

5. Phạm vi đề án Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Phạm vi của đề án được quy định như sau:

- Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước.

- Thời gian thực hiện Đề án từ năm 2023 - 2030.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,885

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]