Tổng hợp các trường hợp di chúc bị vô hiệu

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
06/06/2022 09:33 AM

Lập di chúc thể hiện ý chí của một người đối với tài sản mình trao cho người khác trước khi chết. Tuy nhiên, cũng có trường hợp di chúc bị vô hiệu dẫn tới ý chí của người chết đối với tài sản của mình không được thực hiện. Sau đây là các trường hợp di chúc bị vô hiệu.

Tổng hợp các trường hợp di chúc bị vô hiệu

Tổng hợp các trường hợp di chúc bị vô hiệu (Ảnh minh họa)

1. Di chúc vô hiệu một phần

- Di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực;

- Có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

- Có nhiều người thừa kế nhưng một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

- Di sản để lại cho người thừa kế có một phần không còn vào thời điểm mở thừa kế thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

(Điểm b Khoản 2, Khoản 4 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015)

2. Di chúc bị vô hiệu toàn phần

2.1 Di chúc không có hiệu lực

- Di chúc người, thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

- Di chúc có cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

- Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

(Khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015)

2.2 Di chúc không đáp ứng điều kiện

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;

Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

- Di chúc không đáp ứng điều kiện đối với trường hợp đặc biệt sau:

+ Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

+ Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.

+ Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Ngoài ra, Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

(Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015)

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 27,893

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn