Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính và hướng dẫn cách ghi

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
13/11/2021 10:44 AM

Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính (Mẫu số 01-HC) được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong tố tụng hành chính.

Mẫu đơn khởi kiện

Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính

Ảnh chụp một phần Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính

Hướng dẫn cách ghi đơn khởi kiện hành chính

(1) Ghi địa danh, ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày..... tháng..... năm......).

(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên).

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ tên; trường hợp người khởi kiện là người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì đồng thời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người được đại diện; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi địa chỉ tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện D, tỉnh E); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH G có trụ sở: Số 50 phố H, quận I, thành phố K).              

(5) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.

(7) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6) và (8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(9) Tùy theo từng trường hợp mà ghi quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri.

(10) Tùy theo từng trường hợp mà ghi tóm tắt nội dung cụ thể của quyết định hành chính hoặc quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc hành vi hành chính.

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết như: Yêu cầu hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan (nếu có); buộc thực hiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính; hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật; buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra...

(12) Tùy từng trường hợp mà ghi quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri, hành vi hành chính.

(13) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1. Bản sao Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; 2. Bản sao chứng minh nhân dân (căn cước công dân)...)

(14) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là cá nhân, không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

>>> Xem thêm: Người mất năng lực hành vi dân sự có được khởi kiện hành chính theo quy định pháp luật không? Thủ tục khởi kiện như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, những trường hợp khiếu kiện hành chính nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 50,017

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn