Phân biệt nơi cư trú, thường trú và tạm trú

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thùy Liên
09/09/2020 11:40 AM

Nơi cư trú, thường trú và tạm trú là 03 khái niệm thường xuyên bị sử dụng nhầm lẫn. Bài viết sau đây sẽ phân biệt các thuật ngữ này dựa trên khái niệm, đặc điểm được quy định tại Luật Cư trú 2006.

Khái niệm

Cư trú

Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú. Theo đó nơi cư trú của công dân gồm:

- Chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống.

-  Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

- Trường hợp không xác định được theo các quy định trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.

(Điều 1, Điều 12 Luật Cư trú 2006).

Thường trú

Tạm trú

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú (ĐKTT).

(Điều 12 Luật Cư trú 2006).

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi ĐKTT và đã đăng ký tạm trú.

(Điều 12 Luật Cư trú 2006).

Điều kiện đăng ký

 

Điều kiện ĐKTT tại tỉnh:

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được ĐKTT tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

(Điều 19 Luật Cư trú 2006).

 

Điều kiện ĐKTT tại thành phố trực thuộc trung ương:

(1) Có chỗ ở hợp pháp; trường hợp ĐKTT vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 01 năm trở lên; trường hợp ĐKTT vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 02 năm trở lên;

(2) Được người có sổ hộ khẩu (SHK) đồng ý cho nhập vào SHK của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

- Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

- Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

- Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

(3) Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ NSNN hoặc theo chế độ HĐLĐ không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

(4) Trước đây đã ĐKTT tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

(5) Trường hợp quy định tại các mục (1), (3) và (4) ĐKTT vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố;

- Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

- Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

(6) Việc  ĐKTT vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Thủ đô 2012.

(Khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi 2013).

 

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được ĐKTT tại địa phương.

(Điều 30 Luật Cư trú 2006). 

Nơi đăng ký

- Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

(Khoản 1 Điều 21 Luật Cư trú 2006).

Công an xã, phường, thị trấn.

(Điều 30 Luật Cư trú 2006).

Thời hạn đăng ký

 

- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới và có đủ điều kiện ĐKTT thì người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục ĐKTT tại chỗ ở mới.

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của người có SHK, người được người có SHK đồng ý cho nhập vào sổ của mình hoặc đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục ĐKTT.

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có trách nhiệm làm thủ tục ĐKTT.

(Điều 7 Nghị định 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014).

 

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

(Khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú 2006).

Kết quả đăng ký

 

Được cơ quan này làm thủ tụ ĐKTT và cấp SHK cho người đã nộp hồ sơ ĐKTT.

(Điều 18, Khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2006).

 

Được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú.

(Khoản 1, Khoản 4 Điều 30 Luật Cư trú 2006).

**Lưu ý: Mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi theo Khoản 4 Điều 4 Luật Cư trú 2006.

>>> Xem thêm: Nơi thường trú là gì? Phân biệt nơi thường trú và nơi tạm trú

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 355,173

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn