Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin được giải đáp như sau:
- Công ty phải xây dựng thang lương, bảng lương theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP. Đồng thời, khi xây dựng thang lương, bảng lương Công ty phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
- Nếu những gì chị Nguyễn Thị Thu Hằng trình bày ở trên là đúng (Công ty không thực hiện đúng thỏa thuận về lương, không tăng lương đúng quy định của thang lương, bảng lương) thì Công ty đã vi phạm pháp luật về tiền lương.
Trường hợp này, Công ty sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP).
Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Thanh Hữu