Sẽ tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động và hợp tác quốc tế

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
14/01/2025 11:30 AM

Bài viết sau có nội dung về việc tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động và hợp tác quốc tế được quy định trong Kế hoạch 27/KH-BYT năm 2025.

Sẽ tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động và hợp tác quốc tế

Sẽ tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động và hợp tác quốc tế (Hình từ Internet)

Ngày 07/01/2025, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch 27/KH-BYT thực hiện Chỉ thị 31-CT/TW năm 2024 tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trong ngành y tế

Sẽ tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động và hợp tác quốc tế

Theo đó, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới trong ngành y tế thì Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Kế hoạch 27/KH-BYT năm 2024, trong đó có yêu cầu về tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động và hợp tác quốc tế với các nội dung như sau:

-  Tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cả khu vực không có quan hệ lao động. Các cấp ủy, tổ chức đảng tại các cơ quan, đơn vị quan tâm lồng ghép nội dung an toàn, vệ sinh lao động trong chương trình, kế hoạch hàng năm của đơn vị.

- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trong ngành y tế theo định hướng ưu tiên cho các hoạt động phòng ngừa, quản lý rủi ro, làm rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đầu tư cho công tác an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện kịp thời, đầy đủ chính sách bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong và ngoài ngành y tế. Củng cố và hoàn thiện các cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp, cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động cho người lao động.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác an toàn, vệ sinh lao động. Khuyến khích các đơn vị chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Huy động nguồn lực tham gia vào việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong ngành y tế. Chú trọng đầu tư trang thiết bị giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe, khám chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho cơ sở y tế các tuyến theo chức năng nhiệm vụ.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về an toàn, vệ sinh lao động; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo chuyên gia với các nước, tiếp cận, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước; tranh thủ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác vệ sinh lao động, giám sát môi trường lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Đảm bảo kết cấu ngân sách cho công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khỏe nhân viên y tế tại các cơ sở y tế trong toàn ngành.

Xem thêm tại Kế hoạch 27/KH-BYT ban hành ngày 07/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 21

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]