Từ năm 2025, Nghị định 100 về xử phạt giao thông còn hiệu lực không? (Hình từ internet)
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Còn Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo đó, Nghị định 168/2024/NĐ-CP chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, Nghị định 168/2024/NĐ-CP sửa đổi khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“2a. Hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể đối với từng chức danh về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì áp dụng quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe”.
Do đó, Nghị định 100 về xử phạt vi phạm giao thông vẫn còn hiệu lực thi hành, đối với xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì áp dụng Nghị định 168, còn đối với xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường sắt thì vẫn áp dụng Nghị định 100.
Xem chi tiết nội dung tại Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ:
2. Quy định tại điểm m khoản 3 Điều 6, điểm e khoản 4 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 27 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Nghị định này có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
(1) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Tổ chức quy định tại (1) gồm:
- Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;
- Đơn vị sự nghiệp;
- Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
- Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Tổ hợp tác;
- Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
(3) Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
(4) Người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.