Mức giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách với khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
25/12/2024 14:00 PM

Sau đây là mức giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách với khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).

Mức giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách với khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) .

Mức giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách với khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) (Hình từ Internet)

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1629/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi).

Mức giảm lãi suất cho vay tại Ngân hàng Chính sách với khách hàng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi)

Theo đó, giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) như sau:

- Đối tượng giảm lãi suất cho vay

Khách hàng vay vốn các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quy định về lãi suất (bao gồm cả tổ chức và cá nhân) tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa.

- Mức giảm lãi suất cho vay và thời gian áp dụng

Giảm lãi suất cho vay 2%/năm. Áp dụng đối với khoản vay có dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ ngày 01/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Thời gian thực hiện giảm lãi suất cho vay từ ngày 01/9/2024 đến hết ngày 31/12/2024.

- Ngân hàng Chính sách xã hội tăng cường các biện pháp cân đối chi phí hoạt động để thực hiện việc giảm lãi suất cho vay trong phạm vi kế hoạch vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý được giao năm 2024; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tính chính xác của thông tin số liệu báo cáo, tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo an toàn hoạt động và chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Quyết định 1629/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 23/12/2024.

Phạm vi cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Phạm vi cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội theo Điều 4 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg như sau:

- Hộ nghèo.

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề.

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (sau đây gọi là Chương trình 135).

- Các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các đối tượng cho vay quy định tại Điều 4 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg gọi chung là Người vay.

Điều kiện để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội

Điều kiện để được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo Điều 8 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg như sau:

- Người vay là hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét, lập thành danh sách có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã.

- Người vay là các đối tượng chính sách khác thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định trong Nghị định của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Uỷ thác cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội

Uỷ thác cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội theo khoản 1 Điều 10 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 16/2003/QĐ-TTg như sau:

- Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đến Người vay thông qua các tổ chức nhận ủy thác. Bên nhận ủy thác là người giải ngân và thu nợ trực tiếp đến Người vay và được hưởng phí ủy thác;

- Bên nhận ủy thác là tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định hiện hành về ủy thác và nhận ủy thác cho vay vốn của tổ chức tín dụng;

- Bên nhận ủy thác là tổ chức chính trị - xã hội cần có các điều kiện sau:

+ Có đội ngũ cán bộ am hiểu nghiệp vụ cho vay;

+ Có mạng lưới hoạt động đến vùng nghèo, hộ nghèo;

+ Có uy tín trong nhân dân, có tín nhiệm với Ngân hàng Chính sách xã hội;

+ Có điều kiện tổ chức kế toán, thống kê, báo cáo theo các quy định cụ thể của Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Nội dung, phạm vi, mức độ, phí ủy thác, quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác được thể hiện trong hợp đồng ủy thác do hai bên thỏa thuận;

- Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội và Thủ trưởng đơn vị bên nhận ủy thác là đại diện pháp nhân trong việc ký hợp đồng ủy thác. Nếu bên nhận ủy thác là pháp nhân ở cấp tỉnh, huyện, xã thì Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, Phòng giao dịch được Tổng Giám đốc ủy quyền ký hợp đồng ủy thác.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]