Sẽ đổi tên các đơn vị gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sang thành phố Huế từ 01/01/2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
06/12/2024 08:30 AM

Bài viết sau có nội dung về việc đổi tên các đơn vị gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sang thành phố Huế từ 01/01/2025 được quy định trong Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024.

 

Sẽ đổi tên các đơn vị gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sang thành phố Huế từ 01/01/2025

Sẽ đổi tên các đơn vị gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sang thành phố Huế từ 01/01/2025 (Hình từ Internet)

Ngày 30/11/2024, Quốc hội ban hành Nghị quyết 175/2024/QH15 thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương.

Sẽ đổi tên các đơn vị gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế sang thành phố Huế từ 01/01/2025

Theo nội dung được quy định trong Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024 thì việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương được thực hiện như sau:

(1) Thành lập thành phố Huế

Thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thành phố Huế giáp thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Trị; nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Biển Đông.

(2) Các tổ chức chịu trách nhiệm trong việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc thành phố Huế bảo đảm có hiệu lực thi hành cùng thời điểm với Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024 .

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tên gọi gắn với địa danh tỉnh Thừa Thiên Huế được đổi tên để hoạt động với tên gọi thành phố Huế kể từ ngày Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024 có hiệu lực thi hành.

- Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Huế kể từ ngày Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024 có hiệu lực thi hành) và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024 ; sắp xếp, kiện toàn bộ máy các cơ quan, tổ chức ở địa phương; ổn định đời sống của Nhân dân địa phương, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh trên địa bàn.

- Trường hợp Hội đồng nhân dân quận thuộc thành phố Huế không đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 (sửa đổi 2019), cụ thể:

Điều 46. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân quận

1. Hội đồng nhân dân quận gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở quận bầu ra.

Việc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

a) Quận có từ một trăm nghìn dân trở xuống được bầu ba mươi đại biểu; có trên một trăm nghìn dân thì cứ thêm mười lăm nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm đại biểu;”

Thì Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Huế chỉ định Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân quận theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 138 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Điều 138. Hoạt động của Hội đồng nhân dân khi không còn đủ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân

3. Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Quyền Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân; triệu tập và chủ tọa hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân để bàn và ra nghị quyết của Hội đồng nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương;

b) Tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân, ý kiến, kiến nghị của cử tri để báo cáo với hội nghị của các đại biểu Hội đồng nhân dân;

c) Giữ mối liên hệ, đôn đốc và tạo điều kiện để các đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động;

d) Triệu tập và chủ tọa kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Huế chỉ định Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân quận lâm thời và quyết định thành lập cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận lâm thời. Ủy ban nhân dân quận lâm thời thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận theo quy định của pháp luật và hoạt động cho đến khi Ủy ban nhân dân quận nhiệm kỳ 2026 - 2031 được thành lập.

- Kể từ ngày Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024 có hiệu lực thi hành, ngoài các chế độ, chính sách đối với thành phố trực thuộc trung ương, các cơ chế, chế độ, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn tiếp tục được thực hiện trên địa bàn thành phố Huế cho đến hết giai đoạn áp dụng hoặc đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát và tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết 175/2024/QH15 năm 2024.

Xem thêm Nghị quyết 175/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 360

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]