Đề xuất mức phạt vi phạm dân quân tự vệ theo Dự thảo mới của Bộ Quốc phòng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
28/10/2024 10:30 AM

Tại Dự thảo mới liên quan đến xử phạt vi phạm dân quân tự vệ, Bộ Quốc phòng đã đề xuất các mức phạt vi phạm mới so với quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP.

Đề xuất mức phạt vi phạm dân quân tự vệ theo Dự thảo mới của Bộ Quốc phòng

Đề xuất mức phạt vi phạm dân quân tự vệ theo Dự thảo mới của Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)

Mới đây, Bộ Quốc phòng đã công bố dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; trong đó có các đề xuất về các mức xử phạt vi phạm về dân quân tự vệ.

Đề xuất mức phạt vi phạm dân quân tự vệ theo Dự thảo mới của Bộ Quốc phòng

Theo đó tại Dự thảo mới, Bộ Quốc phòng đã đề xuất các mức phạt vi phạm về dân quân tự vệ so với quy định hiện hành tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau:

(1) Vi phạm quy định về tổ chức dân quân tự vệ

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh việc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Chống đối việc thành lập, tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ;

+ Chống đối quyết định mở rộng lực lượng dân quân tự vệ của cấp có thẩm quyền.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi thành lập, tổ chức lực lượng dân quân tự vệ không đúng quy định của pháp luật.

(2) Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền cho thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn hoặc đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ.

(3) Vi phạm quy định về huấn luyện dân quân tự vệ

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh huấn luyện dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc huấn luyện dân quân tự vệ.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chống đối việc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ.

(4) Vi phạm quy định về thực hiện nhiệm vụ của dân quân tự vệ

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Cản trở thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;

+ Cản trở dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chống đối thực hiện quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dân quân tự vệ trái pháp luật.

Ngoài các mức phạt nêu trên, cá nhân, tổ chức có hành vi phạm sẽ còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng của từng hành vi vi phạm.

Dự kiến nếu được ban hành chính thức thì các quy định trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự nêu trên sẽ áp dụng cho năm 2025 và thay thế cho Nghị định 120/2013/NĐ-CP.

Đối với hành vi vi phạm xảy ra trước thời điểm Dự thảo Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định của Dự thảo Nghị định này để xử lý nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.

Đối với quyết định xử phạt vi phạm đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Dự thảo Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại, thì áp dụng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 120/2013/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 37/2022/NĐ-CP để giải quyết.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 285

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]