Đề xuất mới về quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động (Hình từ internet)
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Dự kiến thay thế Thông tư 19/2016/TT-BYT nếu được ban hành.
Cụ thể, dự thảo Thông tư đã đề xuất bổ sung thêm quy định về quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động so với quy định đang áp dụng hiện hành là Thông tư 19/2016/TT-BYT, theo đề xuất bổ sung tại Điều 2 dự thảo Thông tư mới như sau:
(1) Đơn vị quan trắc môi trường lao động căn cứ vào hồ sơ vệ sinh môi trường lao động và khảo sát thực tế tại cơ sở lao động để lập kế hoạch quan trắc môi trường lao động trước khi thực hiện (theo mẫu tại Phụ lục số 2 dự thảo Thông tư)
(2) Đơn vị quan trắc môi trường lao động thông báo bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử trước 03 ngày kể từ ngày thực hiện quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động về thời gian, địa điểm thực hiện cho Sở Y tế (cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn).
(3) Khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện:
- Trang bị các máy quan trắc môi trường lao động tự động để chủ động quan trắc đối với một số yếu tố có nguy cơ ngộ độc/nhiễm độc cấp tính như CH4, CO, CO2, NH3…
- Thực hiện sớm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động khi kết quả quan trắc môi trường lao động vượt quá 70% giới hạn cho phép trở lên để bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Cũng tại Điều 4 dự thảo Thông tư đã đề xuất quy định về hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động như sau:
(1) Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:
- Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;
- Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).
(2) Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:
- Giấy chứng nhận sức khỏe. Đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật phải có Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc;
- Sổ khám sức khỏe định kỳ. Đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật phải có Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);
- Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có).
(3) Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo dự thảo Thông tư.
Hiện hành, tại Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động như sau: - Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm: + Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động; + Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật). - Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm: + Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật; + Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật; + Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có); + Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có) - Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT. |
Xem thêm nội dung tại dự thảo Thông tư