Nội dung đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại TPHCM

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
23/09/2024 16:29 PM

Theo Kế hoạch, đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại TPHCM thực hiện theo 4 nội dung.

Nội dung đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 07/8/2024, Thành ủy TPHCM có Kế hoạch 377-KH/TU về chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Theo đó, đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030 tại TPHCM thực hiện theo 04 nội dung sau đây:

(1) Tổng kết thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và xác định phương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2025 - 2030;

(2) Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng và văn kiện đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp;

(3) Bầu ban chấp hành đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030;

(4) Bầu đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

Những nơi thực sự có khó khăn về công tác chuẩn bị nhân sự, được cấp ủy có thẩm quyền đồng ý, thì đại hội với 03 nội dung, chưa tiến hành bầu cấp ủy khoá mới.

Nội dung đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại TPHCM

Nội dung đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại TPHCM (Hình từ internet)

Yêu cầu đối với kế hoạch tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030

Tại Kế hoạch 377-KH/TU năm 2024 đặt ra yêu cầu đối với việc tổ chức đại hội đảng bộ cơ sở và đại hội đảng bộ cấp trên cơ sở nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại TPHCM như sau:

1. Công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp phải được các cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện theo đúng quy định, nguyên tắc của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy đầy đủ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy các cấp; bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức, kiên quyết chống lãng phí, tiêu cực. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên; cùng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và niềm tin của cán bộ, đảng viên, Nhân dân đối với Đảng.

2. Nâng cao chất lượng văn kiện đại hội đảng bộ các cấp; tập trung lãnh đạo tổ chức thảo luận thật kỹ, sâu sắc, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, định hướng lớn nêu tại dự thảo các văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng và đại hội đảng bộ cấp trên. Báo cáo chính trị phải đánh giá trung thực, khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2020 - 2025, nhất là các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đồng thời, xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ tới sát với tình hình thực tế của từng đảng bộ, có tính khoa học, khả thi cao. Văn kiện đại hội đảng bộ các cấp phải chuyển tải được mục tiêu, nhiệm vụ được xác định tại Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 31-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời, gắn với việc triển khai thực hiện Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; giải pháp triển khai thực hiện gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, phù hợp với tình hình cụ thể địa phương trong thực hiện các Nghị quyết và Quy hoạch nêu trên.

3. Công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp ủy các cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu theo quy định. Bảo đảm sự kế thừa, đổi mới và phát triển liên tục của đội ngũ cán bộ; đề cao, coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý, tăng cường ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực quan trọng, trọng yếu. Cấp ủy khoá mới phải tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực, uy tín; thật sự là trung tâm đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tầm nhìn, tư duy đổi mới, gắn bó mật thiết với Nhân dân; có năng lực lãnh đạo, cầm quyền, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới để thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

4. Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử phải thực hiện nghiêm, đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm đồng bộ, tổng thể, liên thông, chặt chẽ, dân chủ, khoa học, khách quan, công tâm, minh bạch, trách nhiệm giải trình; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao; làm thận trọng từng bước, “làm đến đâu chắc đến đó”; gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch, chuẩn bị nhân sự lãnh đạo các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ tới. Chú trọng phát hiện, lựa chọn, giới thiệu những cán bộ tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, đã kinh qua thực tiễn, có thành tích, kết quả, sản phẩm công tác và quan tâm cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đánh giá cán bộ phải toàn diện, khách quan, thực chất, đúng quy định, đúng thẩm quyền; lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, hiệu quả công tác và uy tín của cán bộ làm thước đo, tiêu chí cơ bản để đánh giả. Phải kế thừa, đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác thẩm định nhân sự trên cơ sở mở rộng, phát huy tối đa trách nhiệm của các cơ quan chức năng; chủ động rà soát, thẩm tra, thẩm định chặt chẽ, kỹ lưỡng tiêu chuẩn, điều kiện, kê khai tài sản, thu nhập, thông tin, trách nhiệm của nhân sự liên quan đến các kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán hoặc vụ án, vụ việc của các cơ quan chức năng đã xem xét, kết luận và kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo,... Không sử dụng thông tin giả, thông tin không phải của cơ quan có thẩm quyền, thông tin không chính thức trên không gian mạng xã hội, thông tin, dư luận xấu chưa được kiểm chứng liên quan đến nhân sự và công tác chuẩn bị nhân sự.

5. Có cơ chế, tiêu chí sàng lọc hiệu quả để không bỏ “sót” những người thật sự có đức, có tài; đồng thời, kiên quyết không để “lọt” vào cấp ủy khoá mới những người: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín giảm sút, ý thức tổ chức kỷ luật kém, mất đoàn kết; né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, tư duy nhiệm kỳ, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cục bộ, “lợi ích nhóm”, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá",...; vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm tiêu chuẩn chính trị, những điều đảng viên không được làm và quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; kệ khai tài sản, thu nhập không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều tài sản mà không giải trình rõ được nguồn gốc; vi phạm trách nhiệm nêu gương, để bản thân hoặc vợ (chồng), con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức, quyền để thu lợi bất chính; để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc xảy ra tham nhũng, thất thoát lớn, vụ việc tiêu cực gây ảnh hưởng xấu ở địa phương, cơ quan, đơn vị trong thời gian phụ trách. Nhân sự không trúng cử cấp ủy cấp dưới, thì không giới thiệu để bầu cấp ủy cấp trên.

6. Đoàn đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên phải là những đồng chí có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng, tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực công tác, đại diện cho trí tuệ của đảng bộ để tham gia, đóng góp vào các nội dung của đại hội.

7. Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội phải thường xuyên làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, nhất là công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, lấy “cái đẹp” dẹp “cái xấu”; coi trọng, tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,... của địa phương, cơ quan, đơn vị gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Tập trung giải quyết, xử lý kịp thời, có hiệu quả những hạn chế, bất cập, yếu kém, những vấn đề tồn đọng kéo dài gây bức xúc mà dư luận, cán bộ, đảng viên, Nhân dân quan tâm. Chủ động, tích cực, có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với những âm mưu, thủ đoạn chống phá, gây rối nội bộ của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn để bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng, bảo vệ chế độ.

Xem thêm nội dung tại Kế hoạch 377-KH/TU năm 2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,546

Bài viết về

Đại hội Đảng các cấp và Đại hội XIV

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]