Tiếp tục bổ sung 424.514 triệu đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng từ 18/9/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Tô Quốc Trình
20/09/2024 15:30 PM

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Tiếp tục bổ sung 424.514 triệu đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng từ 18/9/2024

Tiếp tục bổ sung 424.514 triệu đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng từ 18/9/2024 (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 18/9/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1000/QĐ-TTg về việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.

Tiếp tục bổ sung 424.514 triệu đồng để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng từ 18/9/2024

Cụ thể, tại Điều 1 Quyết định 1000/QĐ-TTg ngày 18/9/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung dự toán chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình năm 2024 của Bộ Y tế số tiền là 424.514 triệu đồng (Bốn trăm hai mươi bốn tỷ, năm trăm mười bốn triệu đồng) để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng từ nguồn dự toán chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2024 chưa phân bổ đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết 105/2023/QH15 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 như đề nghị .

Sửa đổi quy định về cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng

Theo đó, tại Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 13/2024/NĐ-CP) quy định về việc cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng như sau:

- Vắc xin sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng.

- Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 5 hằng năm để chỉ đạo việc cấp vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

- Căn cứ đề xuất về nhu cầu vắc xin của cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng cấp huyện, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhu cầu và gửi về Bộ Y tế trước ngày 30/6 hằng năm để xây dựng kế hoạch cung ứng, sử dụng vắc xin và tiêm chủng hằng năm

- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại các cơ sở tiêm chủng, Sở Y tế giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc điều phối vắc xin giữa các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để bảo đảm cung ứng vắc xin đầy đủ, kịp thời, liên tục và báo cáo Bộ Y tế về tình hình sử dụng vắc xin theo định kỳ hằng tháng.

- Khi xảy ra tình trạng thừa, thiếu vắc xin cục bộ tại một số tỉnh, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị liên quan điều phối vắc xin giữa các tỉnh.

Nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng

Tại Điều 14 Nghị định 104/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 13/2024/NĐ-CP) quy định về nguồn kinh phí cho hoạt động tiêm chủng như sau:

- Nguồn kinh phí hình thành cho hoạt động tiêm chủng:

+ Ngân sách nhà nước;

+ Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước;

+ Nguồn Quỹ bảo hiểm y tế;

+ Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho:

+ Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 28 và khoản 4 Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007;

+ Đầu tư hệ thống dây chuyền lạnh cho Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch;

+ Công tác thông tin, giáo dục, truyền thông, kiểm tra, thanh tra hoạt động tiêm chủng, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng;

+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch bị tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng.

- Ngân sách trung ương được bố trí trong ngân sách chi thường xuyên của Bộ Y tế để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sau đây:

+ Mua vắc xin cho các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

+ Kiểm định vắc xin.

+ Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin đến tuyến tỉnh, thành phố.

+ Thông tin, giáo dục, truyền thông, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong tiêm chủng, giám sát đánh giá hiệu quả vắc xin tại trung ương.

+ Bồi thường khi sử dụng vắc xin xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng tại cơ sở tiêm chủng thuộc các Bộ, cơ quan trung ương.

Trường hợp tai biến khi sử dụng vắc xin tại các cơ sở tiêm chủng tại địa phương được xác định nguyên nhân do chất lượng của vắc xin, đặc tính cố hữu của vắc xin, sai sót trong khâu bảo quản, vận chuyển vắc xin từ trung ương đến tuyến tỉnh, thành phố thì ngân sách trung ương bố trí kinh phí để bồi thường.

Xem thêm Quyết định 1000/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 18/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 718

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn