Tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu 2023

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
13/09/2024 08:00 AM

Bài viết sau có nội dung về việc tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu 2023 được quy định trong Công văn 4106/BLÐTBXH-VKHTC năm 2024.

Tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu 2023

Tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu 2023 (Hình từ Internet)

Ngày 04/9/2024, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 4106/BLÐTBXH-VKHTC thực hiện Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2024 về đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu 2023.

Tiếp tục nghiên cứu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu 2023

Theo nội dung trong Công văn 4106/BLÐTBXH-VKHTC năm 2024 thì để tiếp tục nghiên cứu triển khai thực hiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật Đấu thầu 2023 thì cần đặc biệt tập trung thực hiện các nội dung sau:

(1) Thực hiện đầy đủ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu thầu theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra lãng phí, thất thoát ngân sách, tiền, tài sản công.

(2) Giao các đơn vị là chủ đầu tư dự án đầu tư công

- Tất cả các gói thầu trước khi trình Bộ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được chủ đầu tư lập, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu, đăng tải đầy đủ thông tin đấu thầu theo quy định, thực hiện đấu thầu qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với 100% các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu qua mạng theo quy định tại khoản 9 Điều 97 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

- Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về đấu thầu, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ tổ chức lựa chọn nhà thầu so với thời gian tối đa quy định (chú trọng thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu); quản lý chặt chẽ việc tổ chức đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong hoạt động đấu thầu.

- Quan tâm cử cán bộ có liên quan đến công tác đấu thầu tham gia các lớp đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo... về công tác đấu thầu để nâng cao năng lực cán bộ, kịp thời cập nhật các kiến thức, quy định mới về đấu thầu.

(3) Giao thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có thực hiện đấu thầu mua sắm theo dự toán mua sắm

- Nghiêm túc triển khai thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ tại Công văn này, nâng cao chất lượng công tác đấu thầu mua sắm, chấn chỉnh tồn tại, thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định.

- Người đứng đầu các cơ sở khám, chữa bệnh, điều dưỡng thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng, cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Bộ chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục sơ hở, bất cập, tổ chức hoạt động lựa chọn nhà thầu đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan khác phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, điều dưỡng, chăm sóc đối tượng; chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế và các dịch vụ liên quan.

- Quản lý chặt chẽ việc tổ chức mua sắm, đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh tiến độ thực hiện, chất lượng đấu thầu qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo đúng lộ trình quy định tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP, đăng tải đầy đủ thông tin đúng trách nhiệm và thời hạn theo quy định của pháp luật.

(4) Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Rà soát, tham mưu trình Bộ ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, quy định danh mục thuốc áp dụng mua sắm tập trung cấp địa phương; sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 91 Nghị định 24/2024/NĐ-CP; quy định phân cấp, ủy quyền trong hoạt động lựa chọn nhà thầu phù hợp với yêu cầu thực tế và đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường tập huấn, phổ biến các quy định của pháp luật về đấu thầu, kiểm tra, giám sát công tác lựa chọn nhà thầu theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

(5) Giao Thanh tra Bộ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ có đơn vị cấp dưới trực thuộc theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên về công tác đấu thầu, đảm bảo yêu cầu, chất lượng, giám sát thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra theo Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2024.

(6) Giao các cơ quan, đơn vị thông tin, báo chí, tuyên truyền thuộc Bộ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật đấu thầu

Xem thêm Công văn 4106/BLÐTBXH-VKHTC ban hành ngày 04/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,040

Bài viết về

lĩnh vực Đầu tư

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]