Tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào trong Chương trình giáo dục mầm non

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
12/09/2024 14:15 PM

Tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào trong Chương trình giáo dục mầm non là nội dung được quy định trong Kế hoạch 5536/KH-GDMN năm 2024.

Tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào trong Chương trình giáo dục mầm non

Tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào trong Chương trình giáo dục mầm non (Hình từ Internet)

Ngày 04/9/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch 5536/KH-GDMN triển khai nhiệm vụ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2024-2025.

Tăng cường lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào trong Chương trình giáo dục mầm non

Theo nội dung trong Kế hoạch 5536/KH-GDMN năm 2024 thì Việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non, triển khai củng cố các chuyên đề được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:

- Tiếp tục thực hiện chủ đề “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”; gắn kết các tiêu chí của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, trong đó tập trung phát triển Chương trình giáo dục nhà trường theo quan điểm giáo dục toàn diện, tích hợp, lấy trẻ làm trung tâm. Xây dựng kế hoạch tổ chức một số hoạt động chào mừng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước: thể dục đồng diễn cho trẻ mẫu giáo; bé vui vận động cho trẻ nhà trẻ; vẽ tranh cổ động; thực hiện kỷ yếu, tham gia triển lãm…

- Xây dựng và tổ chức chuyên đề: Kỹ năng thiết kế các hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo. Nâng cao năng lực tổ chức bài tập vận động cho trẻ nhà trẻ. Kỹ thuật xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

- Phối hợp với chuyên gia tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm vận dụng phương pháp giáo dục tiên tiến trong tổ chức các hoạt động giáo dục; hội thảo thực trạng và chính sách thu hút giáo viên mầm non...

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn theo kế hoạch, đồng thời tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực chuyên môn cho CBQL và GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục:

+ Xây dựng môi trường giáo dục phát huy tính tích cực cho trẻ mầm non;

+ Hướng dẫn một số ứng dụng công nghệ trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non;

+ Hướng dẫn tổ chức hoạt động khám phá khoa học qua thực hành, trải nghiệm cho trẻ mầm non;

+ Hướng dẫn về giáo dục STEM/STEAM trong giáo dục mầm non.

- Tiếp tục củng cố các chuyên đề: Xây dựng và sử dụng bộ công cụ theo dõi, đánh giá sự phát triển trẻ 5 tuổi; Nâng cao hiệu quả ứng dụng công tác chuyển đổi số trong quản lý giáo dục mầm non; Đổi mới tổ chức các hoạt động vận động cơ bản cho trẻ; Tổ chức hoạt động làm quen với Toán; Quy trình, kỹ thuật chế biến món ăn; Ứng dụng phương pháp tiên tiến…

-Duy trì nâng cao hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021-2025. Năm thứ 4, tổ chức hội thi Giáo viên mầm non dạy giỏi cấp Thành phố với chủ đề “Đánh giá sự phát triển của trẻ”; hội thi giáo viên tài năng dành cho giáo viên mầm non ở các cơ sở GDMN độc lập; hội thi “Bé vẽ sáng tạo cùng Bitex” tại 04 cụm chuyên môn. Phối hợp tổ chức Ngày hội Năng lượng mới cả ngày vui.

Tổ chức tổng kết, đánh giá triển khai Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021 - 2025 bảo đảm thiết thực, chất lượng, hiệu quả, nhân rộng các mô hình, điển hình thực hiện tốt, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông.

- Chỉ đạo Phòng GDĐT hướng dẫn cơ sở GDMN nâng cao năng lực phát triển Chương trình GDMN nhà trường trên cơ sở Chương trình do Bộ GDĐT ban hành; tham khảo vận dụng có chọn lọc, hiệu quả một số nội dung phù hợp của các hoạt động bổ trợ nhằm phát triển chương trình: cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tiếp cận công nghệ số, nghệ thuật, âm nhạc, các môn thể thao phối hợp, chú trọng phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ.... bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, đơn vị, khả năng và nhu cầu của trẻ, theo quy định của pháp luật; chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động thực hành, trải nghiệm, học thông qua hoạt động chơi là chủ đạo; bảo đảm điều kiện môi trường giáo dục, thời gian tổ chức các hoạt động cho trẻ ở ngoài trời và trong lớp theo chế độ sinh hoạt hằng ngày để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Tăng cường lồng ghép, tích hợp bảo đảm chất lượng, hiệu quả các nội dung giáo dục quyền con người, giáo dục giới, an toàn giao thông, kĩ năng sống xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu,…vào trong thực hiện Chương trình GDMN.

- Hướng dẫn các cơ sở GDMN lựa chọn và sử dụng tài liệu, đồ chơi, học liệu, thiết bị dạy học; làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực bảo đảm các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN; tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở giáo dục mầm non độc lập; chuẩn bị triển khai thực hiện thí điểm Chương trình GDMN mới theo hướng dẫn của Bộ GDĐT; tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện và năng lực đội ngũ cho việc thí điểm Chương trình GDMN mới.

- Phát huy ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thực hiện Chương trình GDMN; tăng cường khai thác kho tài liệu, học liệu, các video trực tuyến dùng chung để hỗ trợ thực hiện chương trình.

- Xây dựng, hỗ trợ thực hiện chuyên đề trong các cơ sở GDMN tại các Cụm chuyên môn; phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của các cụm để nâng cao chất lượng chuyên môn các trường mầm non ngoại thành trong chương trình xây dựng nông thôn mới; phối hợp hướng dẫn, tham gia thẩm định, công nhận xã đạt chuẩn tiêu chí nông thôn mới. Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của ban chất lượng Giáo dục Mầm non Thành phố trong việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho các quận, huyện.

- Tiếp tục chỉ đạo các phòng GDĐT hướng dẫn cơ sở GDMN nghiêm túc thực hiện Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT, tiếp tục triển khai Công văn 3678/SGDĐT-GDMN năm 2024 V/v thực hiện thí điểm khảo sát làm quen tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo theo nhu cầu tại các cơ sở giáo dục mầm non; khuyến khích vận dụng công nghệ và các phương tiện hỗ trợ trong quá trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh; đẩy mạnh tạo môi trường giao tiếp ngôn ngữ tiếng Anh thông qua bài hát, nghe kể truyện, đọc thơ, hoạt động trải nghiệm.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn