Triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
31/08/2024 20:00 PM

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm nội dung triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh.

Triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình

Triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình (Hình từ Internet)

Triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình

Nội dung triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh Quảng Bình được thực hiện theo quy định tại kế hoạch kèm theo Quyết định 921/QĐ-TTg như sau:

(1) Dự án ưu tiên và phân kỳ đầu tư thực hiện Quy hoạch tỉnh Quảng Bình

(Danh mục các dự án thực hiện tại Phụ lục I kèm theo Quyết định 921/QĐ-TTg ngày 28/8/2024)

- Nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công:

+ Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan về đầu tư công.

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ các dự án đã và đang thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công nhằm phát huy hiệu quả công trình, dự án mang lại; lấy đầu tư công kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.

+ Ưu tiên thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm đồng bộ, hiện đại; hạ tầng Khu kinh tế Hòn La và Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hạ tầng cửa khẩu; hạ tầng khoa học và công nghệ, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng lưới điện; hạ tầng kỹ thuật tại các trung tâm đô thị, trung tâm động lực tăng trưởng, hành lang kinh tế đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.

+ Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công:

Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các trung tâm động lực tăng trưởng và các trung tâm đô thị của tỉnh.

Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm:

+ Lĩnh vực du lịch, dịch vụ: Các dự án đầu tư khai thác dịch vụ du lịch, các sản phẩm du lịch khám phá thiên nhiên và đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái đẳng cấp quốc tế tại khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đô thị du lịch Phong Nha và vùng phụ cận (theo quy định của pháp luật về bảo tồn di sản và quy định có liên quan); Các khu phức hợp du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao cao cấp; Bất động sản nghỉ dưỡng kết hợp sân gôn khu vực ven biển; Các khu du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái; Trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp; Hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố; Nâng cấp, mở rộng hệ thống chợ trên địa bàn toàn tỉnh; Các trung tâm Logistics và thương mại dịch vụ tại Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo.

+ Lĩnh vực công nghiệp: Đầu tư phát triển hạ tầng các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp theo quy hoạch; Công nghiệp điện; Công nghiệp chế biến, chế tạo (chú trọng chế biến sâu nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc và các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh...) và các ngành công nghiệp hỗ trợ... gắn với nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng tạo, khai thác tốt cách mạng công nghệ lần thứ tư.

+ Lĩnh vực nông nghiệp: Các khu sản xuất nông nghiệp tập trung, các vùng chuyên canh theo hướng công nghệ cao; Đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm chất lượng cao gắn với nhà máy chế biến tập trung; Đầu tư nuôi trồng thủy hải sản trên biển; Các dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ; Trồng cây dược liệu dưới tán rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng…

+ Lĩnh vực hạ tầng: Thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu đô thị mới theo quy hoạch; trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng chuyển đổi số, cảng hàng không, cửa khẩu, hệ thống cảng biển, bến thủy nội địa, bến xe, bãi đỗ xe, phát triển nguồn điện, cấp, thoát nước, phòng cháy chữa cháy, xử lý chất thải, các cơ sở bảo trợ xã hội, các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, dịch vụ thể dục thể thao, đầu tư cho văn hóa và các ngành công nghiệp văn hóa, đầu tư hình thành các trung tâm văn hóa sáng tạo...

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển; xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực phúc lợi xã hội khác.

- Tăng cường hợp tác công - tư (PPP) trên cơ sở cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); xây dựng chính sách đột phá để phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp FDI; thúc đẩy liên kết ngân hàng - doanh nghiệp, hỗ trợ các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

- Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích đất sử dụng, hướng tuyến, cơ cấu tổng mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện và các thông tin chi tiết của dự án sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, hoặc trong giai đoạn lập, thẩm định, chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án.

(2) Nguồn lực thực hiện quy hoạch

Triển khai các giải pháp huy động vốn trong Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; triển khai hiệu quả nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hàng năm; đẩy mạnh hợp tác công tư, khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt các nguồn lực của xã hội.

Thực hiện mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân hằng năm là 8,4-8,8% trong thời kỳ 2021 - 2030, tỉnh Quảng Bình dự kiến cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 375 - 425 nghìn tỷ đồng trong toàn giai đoạn, cụ thể:

TT

Nguồn vốn

2021-2025

2026-2030

2021-2030

Nghìn tỷ đồng

%

Nghìn tỷ đồng

%

Nghìn tỷ đồng

%

Tổng số

135-150

100

240-275

100

375-425

100

1

Vốn Ngân sách nhà nước

22-25

16,5

30-35

12,5

52-60

14

2

Vốn từ doanh nghiệp, nhà đầu tư

48-52

35,5

92-105

38

140-157

37

3

Vốn từ hộ gia đình

58-65

43

107-122

44,5

165-187

44

4

Vốn vay, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước và các nguồn khác

7-8

5

11-13

5

18-21

5

(3) Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng

Chủ động hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển của địa phương và phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách của vùng và những đề án trọng tâm, trọng điểm tạo đột phá cho phát triển tỉnh, vùng và ngành (cả nước).

>> Xem thêm: Danh mục các chương trình, đề án phát triển tỉnh và liên kết vùng tỉnh Quảng Bình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 602

Bài viết về

lĩnh vực Đầu tư

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]