Hà Nội xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Trọng Tín
22/08/2024 18:00 PM

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với 12 di tích trên địa bàn.

Hà Nội xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố

Hà Nội xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố (Hình từ Internet)

Hà Nội xếp hạng 12 di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định 4320/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, quyết định xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với các di tích sau:

(1) Di tích Lịch sử đình Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

(2) Di tích Lịch sử đình Tây Luông (miếu Quan Công), phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

(3) Di tích Lịch sử văn hóa đền Kim Quan, phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội;

(4) Di tích Lịch sử văn hóa đền Nông Khê, xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;

(5) Di tích Lịch sử văn hóa chùa Nông Khê (Hoa Khê tự), xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;

(6) Di tích Lịch sử văn hóa Lăng mộ Trần Minh Hiến và phu nhân Nhị Bảo, xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội;

(7) Di tích Lịch sử đình Nhị Khê, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội;

(8) Di tích Lịch sử - Kiến trúc nghệ thuật đình Thụy Phú, xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội;

(9) Di tích Lịch sử đình Đồng Xung, xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội;

(10) Di tích lịch sử đình Kim Bồng, xã Kim Đường, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội;

(11) Di tích lịch sử-Nghệ thuật chùa Đào Xá (Trấn An tự), xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội;

(12) Di tích Lịch sử văn hóa chùa Ngọc Trục (Hưng Phúc tự), xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.

Sau khi di tích được xếp hạng, UBND quận, huyện: Ba Đình, Long Biên, Mỹ Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Ứng Hòa chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành;

UBND phường, xã: Thành Công, Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình), Việt Hưng (quận Long Biên), Hùng Tiến (huyện Mỹ Đức), Thanh Lâm (huyện Mê Linh), Hoàng Long, Nam Tiến (huyện Phú Xuyên), Đồng Tân, Kim Đường, Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa) ban hành quyết định thành lập Ban quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định 48/2016/QĐ-UBNDQuyết định 31/2021/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế, sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt cần sử dụng đất, xây dựng tại di tích phải được phép của UBND thành phố Hà Nội.

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận, huyện: Ba Đình, Long Biên, Mỹ Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Ứng Hòa và UBND phường, xã: Thành Công, Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình), Việt Hưng (quận Long Biên), Hùng Tiến (huyện Mỹ Đức), Thanh Lâm (huyện Mê Linh), Hoàng Long, Nam Tiến (huyện Phú Xuyên), Đồng Tân, Kim Đường, Đông Lỗ (huyện Ứng Hòa), nơi có di tích được xếp hạng nêu trên, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn