Quy định về tiếp khách nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
17/08/2024 07:30 AM

Bài viết sau có nội dung về việc tiếp khách nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội mới nhất được quy định trong Quyết định 51/2024/QĐ-UBND năm 2024.

Quy định về tiếp khách nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội mới nhất

Quy định về tiếp khách nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội mới nhất (Hình từ Internet)

Ngày 01/8/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 51/2024/QĐ-UBND về Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

1. Quy định về tiếp khách nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội mới nhất

Theo quy định tại Điều 43 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 51/2024/QĐ-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thì việc tiếp khách nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội như sau:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp khách nước ngoài, gồm các hình thức tiếp xã giao, tiếp làm việc (chính thức hoặc không chính thức) theo giới thiệu của các cơ quan Trung ương, đề nghị của các cơ quan, tổ chức trong Thành phố và các đề nghị trực tiếp của khách với Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

- Các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội khi có nhu cầu đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp các đối tác nước ngoài của cơ quan, tổ chức mình, phải có văn bản đề nghị nêu rõ nội dung và hình thức cuộc tiếp, thành phần và tiểu sử tóm tắt thành viên trong đoàn, chương trình hoạt động của khách tại Thành phố và các vấn đề liên quan khác, các đề xuất và kiến nghị, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến tiếp (đồng thời gửi Sở Ngoại vụ để tổng hợp và tham mưu).

- Sở Ngoại vụ là đầu mối tiếp nhận và trình duyệt các đề nghị của các cơ quan, đơn vị về việc lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tiếp khách nước ngoài. Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chuẩn bị các nội dung liên quan; các điều kiện bố trí phương tiện đi lại, nơi ăn, nghỉ, tặng phẩm theo quy định hiện hành.

- Thủ trưởng sở, ngành, cơ quan tiếp khách nước ngoài theo yêu cầu nhiệm vụ khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ủy quyền, trường hợp có yếu tố phức tạp, nhạy cảm thì báo cáo xin ý kiến bằng văn bản gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (qua Sở Ngoại vụ) theo quy định hiện hành.

- Sở Ngoại vụ có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện đúng đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, đảm bảo yêu cầu về chính trị, đối ngoại, nghi thức và tập quán, phong tục của Việt Nam.

2. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội

Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội được quy định tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 51/2024/QĐ-UBND năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội bao gồm:

- Ủy ban nhân dân Thành phố làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Ủy ban nhân dân Thành phố với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố và cá nhân từng thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố. Mọi hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố, thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự giám sát của Hội đồng nhân dân Thành phố.

- Đề cao trách nhiệm cá nhân và nêu gương của thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố, người đứng đầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì, chịu trách nhiệm. Trường hợp nhiệm vụ giao cho sở, ngành, cơ quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thì người đứng đầu Sở, ngành, cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm.

- Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền được phân công, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân Thành phố. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết và đề cao sự thống nhất trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.

- Thực hiện phân công, phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật, phân công trách nhiệm cụ thể của cá nhân gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng thời, phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của sở, ngành, cơ quan, địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; cấp dưới tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công của cấp trên.

- Công khai, minh bạch, đổi mới và hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Ủy ban nhân dân Thành phố, các sở, ngành, cơ quan, địa phương; thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, phục vụ Nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

Xem thêm Quyết định 51/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 11/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 546

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn