Trọn bộ đáp án tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
25/07/2024 09:53 AM

Tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô bắt đầu từ 8h00 ngày 25/7/2024 đến 23h00 ngày 31/7/2024.

Trọn bộ đáp án tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Trọn bộ đáp án tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 (Hình từ internet)

Trọn bộ đáp án tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch 133/KH-BTGTU ngày 26/3/2024 về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo tuần 12 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024:

Câu hỏi số 1: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, tăng cường triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng nào cho người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước của Thành phố?

A. Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản.

B. Kỹ năng ứng xử trên môi trường mạng.

C. Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành công nghệ thông tin.

D. Kỹ năng lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số, về an ninh, an toàn thông tin mạng và tính riêng tư trên mạng.

Câu hỏi số 2: So với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết dịnh số 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?

A. 03 tỉnh.

B. 01 tỉnh.

C. 04 tỉnh.

D. 02 tỉnh.

Câu hỏi số 3: Nghị quyết 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đề ra việc xây dựng hệ sinh thái nào sau đây trong chiến lược phát triển Thủ đô Hà Nội?

A. Hệ sinh thái thủ công nghiệp.

B. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

C. Hệ sinh thái lâm nghiệp.

D. Hệ sinh thái nông nghiệp.

Câu hỏi số 4: Xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn là thuộc khu vực phía nào sau đây của Hà Nội?

A. Phía tây

B. Phía bắc

C. Phía nam

D. Phía đông.

Câu hỏi số 5: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp, hướng đến mô hình nào?

A. Mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tri thức.

B. Mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn.

C. Mô hình nhà máy xanh, tăng trưởng bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn.

D. Mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế chia sẻ.

Câu hỏi số 6: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực du lịch, hình thành bản đồ số du lịch Hà Nội thể hiện tất cả các thông tin thu hút du khách bằng ngôn ngữ nào?

A. Tiếng Anh.

B. Tiếng Trung Quốc.

C. Bằng nhiều thứ tiếng.

D. Tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

Câu hỏi số 7: Theo Chỉ thị số 30–CT/TU của Thành ủy Hà Nội, xác định việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình như thế nào?

A. Quá trình cấp bách.

B. Quá trình không thể điều chỉnh.

C. Quá trình lâu dài.

D. Quá trình biến động.

Câu hỏi số 8: Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định vị trí của phát triển văn hoá trong tương quan với phát triển kinh tế như thế nào?

A. Không xác định vị thế của phát triển kinh tế hay phát triển văn hoá.

B. Phát triển văn hoá vượt trội hơn phát triển kinh tế.

C. Phát triển kinh tế vượt trội hơn phát triển văn hoá.

D. Phát triển văn hoá ngang tầm với phát triển kinh tế.

Câu hỏi số 9: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, việc triển khai mô hình Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm đối với các sản phẩm của Thành phố nhằm mục đích gì?

A. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về việc tiêu thụ nông sản thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ.

B. Thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản thực phẩm của Thành phố.

C. Nâng cao tính cạnh tranh của nông sản thực phẩm sạch.

D. Nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm soát nguồn gốc các sản phẩm, hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin hỗ trợ tốt nhất cho người tiêu dùng, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị, vừa phát triển dữ liệu thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp.

Câu hỏi số 10: Theo Chỉ thị số 03 –CT/TU của Thành ủy Hà Nội việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng nào sau đây ?

A. Thế hệ trẻ Thủ đô.

B. Phụ nữ Thủ đô.

C. Cựu chiến binh Thủ đô.

D. Sinh viên Thủ đô

Câu hỏi số 11: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, nội dung phát triển nhân lực số bao gồm đào tạo, tập huấn kiến thức nào cho người dân và doanh nghiệp?

A. Kiến thức về thương mại điện tử.

B. Kiến thức về Internet và mạng xã hội.

C. Kiến thức về thanh toán không dùng tiền mặt.

D. Kiến thức về kinh tế số, kỹ năng ứng dụng công nghệ số.

Câu hỏi số 12: Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội nhận định những kết quả triển khai chuyển đổi số cả thành phố Hà Nội như thế nào?

A. Chính quyền số từng bước được triển khai.

B. Việc xây dựng hạ tầng số được quan tâm đẩy mạnh, bảo đảm các điều kiện phục vụ nhiệm vụ phát triển nền tảng số, dữ liệu số và các hoạt động chuyển đổi số khác.

C. Kinh tế số, xã hội số của Thủ đô phát triển khá mạnh, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt.

D. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu hỏi số 13: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực du lịch, Cổng thông tin du lịch Hà Nội sẽ được kết nối với nền tảng nào?

A. Các nền tảng số trong lĩnh vực văn hóa.

B. Bản đồ số.

C. Cổng dịch vụ công quốc gia.

D. Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia.

Câu hỏi số 14: Theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội việc phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp văn hóa cần gì?

A. Có lập trường tư tưởng vững vàng.

B. Tất cả các đáp án đều đúng.

C. Có phẩm chất đạo đức tốt.

D. Có trình độ chuyên môn cao.

Câu hỏi số 15: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhận thức về đặc điểm của công nghiệp văn hóa ở Việt Nam?

A. Hoạt động trên cơ sở nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp.

B. Hoạt động không phụ thuộc vào quy luật của nền kinh tế-xã hội.

C. Hoạt động theo quy luật kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa hiện đại.

D. Hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi số 16: Theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội, trong lĩnh vực văn hóa, việc số hóa 3D sẽ được thực hiện với những công trình nào?

A. Công trình được công nhận Di sản văn hóa thế giới trên địa bàn Hà Nội.

B. Công trình được công nhận Di tích lịch sử quốc gia trên địa bàn Hà Nội.

C. Công trình kiến trúc cổ trong danh mục bảo tồn.

D. Công trình kiến trúc, di tích văn hóa, lịch sử tiêu biểu của Thủ đô.

Câu hỏi số 17: Quyết định số 768/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ xác định tỉnh nào là vùng sinh thái, bảo vệ môi trường cho Vùng Thủ đô Hà Nội?

A. Bắc Giang.

B. Hoà Bình.

C. Thái Nguyên.

D. Phú Thọ.

Câu hỏi số 18: Theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào sau đây?

A. Cơ bản.

B. Trung bình.

C. Mũi nhọn.

D. Quan trọng.

Câu hỏi số 19: Theo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy việc biểu dương, tôn vinh các mô hình văn hoá tiêu biểu ở Hà Nội được tổ chức theo thời gian nào?

A. Không định kỳ.

B. Định kỳ hàng năm.

C. Định kỳ hàng tháng.

D. Định kỳ hàng quý.

Câu hỏi số 20: .Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhận thức về công nghiệp văn hóa?

A. Là một quá trình diễn ra trong thời gian ngắn, hầu như bền vững, ít thay đổi, giữ nguyên trạng.

B. Là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài nhưng có tính ổn định, không được bổ sung.

C. Là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện.

D. Là một quá trình thường xuyên, nhưng bị gián đoạn liên tục bởi những biến thiên của điều kiện lịch sử.

Câu hỏi số 21: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng tối đa không quá 500 từ)

Trọn bộ đáp án tuần 11 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

>> Xem tại đây.

Quan điểm phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

- Thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

- Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

- Tập trung ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển Thủ đô toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế; kết hợp hài hoà phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn giữa giữ gìn bản sắc văn hoá với phát triển kinh tế và giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, trong đó văn hoá, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

- Đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu; xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là nhân tố có ý nghĩa quyết định; xây dựng người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hoá, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam.

(Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn